vĐồng tin tức tài chính 365

So găng tốc độ phục hồi doanh nghiệp bất động sản hậu Covid-19

2022-05-21 12:26

Lợi nhuận nghìn tỷ, lãi tăng bằng lần

Trong quý I ghi nhận có hai doanh nghiệp bất động sản có lợi nhuận trước thuế trên 1.000 tỷ đồng là Vinhomes (MCK: VHM) với 5.886 tỷ đồng (giảm 17% so với cùng kỳ và Novaland (MCK: NVL) lãi 1.351 tỷ đồng (tăng trưởng 7% so với cùng kỳ.

Sở dĩ lợi nhuận của Novaland ở mức cao như vậy do trong quý doanh nghiệp đã tiến hành bàn giao hàng loạt dự án lơn như NovdWorld Phan Thiết, Aqua City, Saigon Royal,…

Vinhomes cũng không kém cạnh khi bàn giao bất động sản để ở tại 3 đại dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park đã đem về cho công ty doanh thu thuần gần chạm ngưỡng 10.000 tỷ đồng (đạt 8.924 tỷ đồng).

Các doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận tính bằng lần phải kể đến Saigontel (MCK: SHT, tăng 15 lần cùng kỳ), Khải Hoàn Land (MCK: KHG, tăng 5,9 lần cùng kỳ), Văn Phú Invest (tăng 4,7 lần cùng kỳ), APEC Investment (MCK: API, tăng 2,7 lần cùng kỳ), Viglacera (MCK: VGC, tăng 2,5 lần cùng kỳ), Sonadezi Giang Điền (MCK: SZG, tăng 2,3 lần cùng kỳ), …

Theo giải trình từ phía Saigontel, trong kỳ lợi nhuận công ty tăng cao là do lợi nhuận từ hoạt động cho thuê đất, nhà xưởng, văn phòng tại KCN Đại Đồng Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh mang lại. Ngoài ra lợi nhuận từ các công ty liên kết cũng tăng 3,2 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm do lợi thế từ khách hàng ổn định và tiềm năng của công ty, của chi nhánh Bắc Ninh tại các KCN và các đơn vị thành viên.

Khải Hoàn Land thì chia sẻ lợi nhuận ghi nhận tăng trưởng tốt do doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động môi giới bất động sản khả quan nhờ triển khai bán hàng nhiều dự án bất động sản có quy mô lớn.

Chỉ sau quý đầu tiên của năm 2022, Vinaconex (MCK: VCG) đã thu về khoản lợi nhuận gấp 1,5 lần so với lợi nhuận cả năm 2021 nhờ cơ cấu đầu tư hợp lý.

Vinaconex ghi nhận đạt 1.333 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng 40% so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động tài chính ghi nhận 736 tỷ đồng, tăng 48,3%.

CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO Group, MCK: CEO) cũng ghi nhận cú chuyển mình từ lỗ thành lãi trong quý đầu năm. Cụ thể, doanh thu kinh doanh bất động sản của CEO gần 219 tỷ đồng, gần gấp 3 cùng kỳ. Theo đó tổng doanh thu tăng gấp đôi, đạt 293 tỷ đồng.

Do giá vốn chỉ tăng 58%, lãi gộp của CEO tăng 476% (gấp gần 6 lần). Khấu trừ đi chi phí, doanh nghiệp báo lãi sau thuế đạt 26 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 38 tỷ đồng).

Khởi sắc nhờ hoạt động tài chính

Nhiều doanh nghiệp bất động sản dù hoạt động kinh doanh cốt lõi kém sắc, nhưng vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt.

Góp mặt trong nhóm này là Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (MCK: CII) với lãi sau thuế 685 tỷ đồng. Trong quý, mặc dù doanh thu thuần giảm, song, việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính đã kéo lãi doanh nghiệp đi lên, cao gấp 14 lần so với cùng kỳ dù doanh thu từ kinh doanh bất động sản, hoạt động xây dựng, duy tu công trình và bán hàng đều giảm mạnh. 

Nhờ lãi từ chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính và lãi từ các dự án BOT được đưa vào khai thác trong khi chi phí quản lý giảm đã giúp cho CII thu về khoản lãi khủng 647 tỷ đồng (cùng kỳ con số chỉ vỏn vẹn hơn 4 tỷ đồng).

Thuduc House (MCK: TDH) cũng ghi nhận mức tăng lãi sau thuế 112%, đạt 59,4 tỷ đồng nhờ các khoản hoàn nhập ghi nhận tại chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khác như Tổng công ty sông Đà, Tài chính Hoàng Minh (MCK: KPF), Fideco (MCK: FDC), Hoàng Quân (MCK: HQC), Bất động sản An Dương Thảo Điền (MCK: HAR) cũng nhờ tiết giảm chi phí, tăng thu từ hoạt động tài chính, thu nhập khác và thanh lý tài sản, qua đó báo lãi tăng mạnh trong bối cảnh doanh thu cho thuê văn phòng, bán bất động sản đều giảm so với cùng kỳ.  

Tổng CTCP Sông Đà (MCK: SJG) công bố BCTC quý I/2022 với doanh thu đạt 883,33 tỷ đồng, giảm 31,2% so với cùng kỳ.

Cơ cấu doanh thu của SJG trong quý ghi nhận doanh thu hoạt động xây dựng giảm 56,5% so với cùng kỳ về 394,8 tỷ đồng; doanh thu sản xuất công nghiệp lại tăng 48,5% lên 411,1 tỷ đồng và không ghi nhận doanh thu từ lĩnh vực bất động sản.

Đáng chú ý, SJG ghi nhận doanh thu tài chính tăng 31,4%lên 68,93 tỷ đồng và chi phí tài chính được tiết giảm mạnh góp phần kéo lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Công ty ôm lỗ, lợi nhuận đi lùi

Bên cạnh những bức tranh sáng màu trong quý đầu năm, vẫn còn những doanh nghiệp ghi nhận “ôm lỗ” lên đến cả trăm tỷ hoặc lợi nhuận đi lùi so với cùng kỳ.

Nợ vay cao khiến Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (MCK: TDC) gồng mình trả lãi gần 107 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ và cũng là con số lãi vay phải trả cao kỷ lục.

Đó là nguyên nhân khiến nhà phát triển bất động sản có trụ sở tại Bình Dương này ôm lỗ nặng nhất trong hơn 10 năm trở lại đây, con số lỗ lên tới 110 tỷ đồng. 

Tại thời điểm 31/3, TDC có dư nợ vay hơn 1.720 tỷ đồng, trong đó 922 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 802.7 tỷ đồng nợ vay dài hạn. 

Không khấm khá hơn là mấy, CTCP Tập đoàn FLC (MCK: FLC) ghi nhận lỗ đến 465 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 50 tỷ đồng. Nguyên nhân vì kinh doanh dưới giá vốn cộng với chi phí tài chính tăng đột biến.

Ngoài ra, FLC còn chịu lỗ 265 tỷ đồng vì khoản đầu tư trong các công ty liên doanh, liên kết. Tính đến ngày 31/3, FLC đang chịu lỗ hơn 651 tỷ đồng từ mảng hàng không (hiện nắm 21,7% vốn tại Bamboo Airways).

Quý I/2022, Vinaconex ITC (MCK: VCR) không ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế âm 3,52 tỷ đồng so với cùng kỳ chỉ lỗ 1,75 tỷ đồng.

Trong kỳ, công ty không ghi nhận doanh thu; doanh thu tài chính giảm 90,1% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 2 tỷ đồng về 0,22 tỷ đồng trong khi đó các chi phí khác đều ghi nhận tăng. Tính tới cuối quý I/2022, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn đạt 2.308,2 tỷ đồng, chiếm 33,9% tổng nguồn vốn.

Không thua lỗ nhưng lợi nhuận của ThaiHoldings đi lùi tới 61% xuống chỉ còn vỏn vẹn 190 tỷ đồng (cùng kỳ lãi tới 486 tỷ đồng).

Kết quả kinh doanh của ThaiHoldings trong báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022 ghi nhận lợi nhuận sụt giảm 57% từ 367 tỷ đồng năm ngoái xuống còn 158 tỷ đồng năm nay do công ty không còn ghi nhận phát sinh chuyển nhượng dự án nữa.

Bất động sản Tân Tạo (MCK: ITA) cũng ghi nhận sụt giảm lợi nhuận xuống chỉ còn 20 tỷ đồng, tương ứng giảm tới 73% hay như bất động sản Nam Long (MCK: NLG) cũng sụt giảm 87% về mức 44 tỷ đồng.

Xem thêm: lmth.575355a-91-divoc-uah-nas-gnod-tab-peihgn-hnaod-ioh-cuhp-od-cot-gnag-os/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“So găng tốc độ phục hồi doanh nghiệp bất động sản hậu Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools