Ford Bronco hiện là một trong những dòng tên bị thổi giá khủng khiếp nhất tại Mỹ - Ảnh: Ford
Giá bán lẻ đề xuất (niêm yết) - MSRP (Manufacturer Suggested Retail Price) chính là "giá" mà các hãng xe nhắc tới khi mỗi mẫu xe mới của họ ra mắt hoặc mở bán. Tuy vậy, đúng như tên gọi, MSRP chỉ là gợi ý mức giá tham khảo từ phía nhà sản xuất xe. Mức giá thực sự mà người dùng phải trả lại do bên phân phối, thường xuyên là hệ thống đại lý của họ, tự đặt.
Trong giai đoạn hiện tại, giá xe có dấu hiệu tăng cao vì chuỗi cung ứng gián đoạn khiến nguồn cung của các hãng xe bị hạn chế. Lượng xe các đại lý được cung cấp, vì vậy, cũng giảm tương ứng. Để duy trì lợi nhuận, hệ thống này lại đẩy giá xe lên cao mà nhìn chung vẫn không thiếu người mua vì nguồn cầu vẫn vậy, thậm chí còn tăng sau giai đoạn không mua được xe vì COVID-19.
Người chịu thiệt lúc này là người tiêu dùng khi họ buộc phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua xe - một "vật dụng thiết yếu" ở các thị trường phát triển. Không ít người đã kêu gọi các hãng xe đặt cố định giá xe thay vì chỉ áp dụng MSRP để hạn chế tình trạng thổi giá, tuy vậy điều này có thực sự khả thi?
Để loại bỏ hẳn yếu tố MSRP, các hãng xe gần như chỉ có duy nhất một phương pháp là bỏ luôn hệ thống đại lý phân phối ngoài mà giao thẳng xe từ nhà máy.
Trên thế giới có duy nhất một hãng xe làm điều này. Đó chính là thương hiệu xe điện số 1 thế giới - Tesla. Họ không hề có đại lý truyền thống mà chỉ có các cửa hàng nơi người dùng có thể ra vào thoải mái để tìm kiếm và tham khảo thông tin mà không có áp lực bắt buộc phải mua xe. Tesla cũng có một cổng thông tin và thanh toán khá đầy đủ giúp người dùng có thể mua xe 100% qua mạng mà không cần đi bất cứ đâu.
Tesla hiện là hãng xe duy nhất không có hệ thống đại lý bán hàng - Ảnh: Tesla
Liệu các hãng xe truyền thống hơn có khả năng làm được như Tesla để hạ giá bán cho người dùng? Câu trả lời là có thể nhưng rất khó. Đầu tiên, không phải hãng xe nào cũng có hình ảnh mạnh như Tesla để thuyết phục người dùng mua xe mà không cần "sờ" vào sản phẩm thực.
Tiếp đến, việc loại bỏ hệ thống đại lý trên quy mô toàn cầu sẽ dẫn đến những khoản đền bù khổng lồ cho các hãng xe.
Cuối cùng, nhiều quốc gia cũng có những luật lệ nhất định yêu cầu các hãng xe có một hệ thống vận hành "tiêu chuẩn". Chẳng hạn như tại Mỹ, cách họ kinh doanh xe trong 100 năm qua đã không có thay đổi vì có nhiều luật lệ phức tạp đi kèm. Tesla sở dĩ có thể "một mình một ngựa" là bởi họ là một hãng xe non trẻ và khi ra quyết định hủy bỏ hệ thống showroom quy mô của hãng vẫn còn chưa lớn.
Một nông dân Đức chán cảnh giá xăng tăng chóng mặt đã quyết định chuyển sang phương thức vận chuyển thời trung cổ, đó là xe ngựa.