vĐồng tin tức tài chính 365

Cẩn trọng với app cho vay "giải ngân nhanh trong 5 phút"

2022-05-23 14:45

Các app giả mạo từ hình ảnh, logo, địa chỉ, giấy đăng ký kinh doanh đến mẫu hợp đồng tín dụng và các thông tin của những công ty, tổ chức tín dụng hợp pháp (được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động) để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Một người vay tiền, tập thể giáo viên bị vạ lây

Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, qua rà soát, nắm bắt tình hình, Công an huyện Tiên Yên đã tiếp nhận thông tin, đơn thư phản ánh của nhiều người dân về tình trạng trên. Tháng 3-2019, chị T.T.K.N (SN 1989, giáo viên) đã vay qua app 2 triệu đồng, trong thời hạn 1 tháng. Do không trả nợ đúng hạn, đến tháng 7-2019, một số đối tượng đăng bài viết đòi nợ trên Fanpage Facebook của nhà trường, trang Facebook cá nhân và tài khoản Zalo của một số đồng nghiệp cùng trường của chị N. Chị N. đang đi vắng, phải nhờ người thân đến ngân hàng nộp tiền trả nợ tổng cộng hơn 4 triệu đồng.

Đến ngày 7-4-2022, các tài khoản Facebook cá nhân ảo "Nguyen Cong Duc, Binh Thanh, Thinh Huynh, Neko Pham, Hudson John, Đô Nguyễn..." tiếp tục đăng tải bài viết kèm hình ảnh của một số giáo viên cùng trường của chị N. để đòi nợ. Trong đó, có cả bài viết nói xấu cán bộ, giáo viên trong trường. Chịu hết xiết, chị N. đến Công an huyện Tiên Yên trình báo vụ việc. Sau khi làm việc với cơ quan công an, đến nay các đối tượng trên đã gỡ bài viết và thông tin chia sẻ đòi tiền trên trang mạng của nhà trường và các trang Facebook cá nhân cùng tài khoản Zalo của các giáo viên trong trường.

Người dân khi phát hiện các hành vi lừa đảo cần trình báo kịp thời đến cơ quan công an

Anh N.X.D (SN 1974, ngụ thị trấn Tiên Yên, H.Tiên Yên) cũng vay qua app số tiền 32 triệu đồng (thực nhận là 30 triệu đồng) từ ngày 4-12-2018. Anh D. đã trả tổng cộng là 29 triệu đồng (tiền gốc là 12 triệu đồng, lãi là 17 triệu đồng). Đến ngày 23-2-2022, anh D. được thông báo từ phía cho vay buộc phải trả tiếp 43 triệu đồng (tiền gốc là 23 triệu đồng, lãi là 20 triệu đồng) vì chậm trả nợ.

Tiền mất, nợ mang?!

Anh H.V.S (SN 1977, ngụ xã Đông Hải, huyện Tiên Yên) định vay 40 triệu đồng qua ứng dụng vào ngày 22-11-2021. Tuy nhiên, các đối tượng sử dụng thủ đoạn "sai cú pháp, sai mật khẩu" nên anh S. phải chuyển 2 lần, với tổng số tiền 8 triệu đồng để xác thực thông tin. Sau đó, các đối tượng bảo anh S. chuyển thêm 12 triệu đồng. Thấy có dấu hiệu nghi vấn, người vay không chuyển tiếp số tiền 12 triệu đồng. Sau đó, anh S. nhận thông báo số tiền 48 triệu đồng đã được chuyển thành công đến tài khoản của anh trên ứng dụng. Anh S. gọi điện để hỏi cho rõ thì các đối tượng đã chặn số điện thoại và khóa tài khoản nên không liên lạc được.

Cơ quan công an cho biết, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là thông qua gọi điện, nhắn tin và khai thác thông tin trên mạng xã hội để tìm hiểu thông tin cá nhân của người có nhu cầu vay (địa chỉ cư trú, nghề nghiệp, mức thu nhập, khả năng thanh toán...). Khi người vay đồng ý vay tiền, các đối tượng sẽ gửi đường dẫn tới website, ứng dụng điện thoại và hướng dẫn thực hiện cung cấp thông tin (số điện thoại, tài khoản ngân hàng; ảnh chụp 2 mặt giấy CMND hoặc CCCD, ảnh chụp chân dung cá nhân).

Ngoài ra, các đối tượng có thể yêu cầu người vay cung cấp thêm các số điện thoại trong danh bạ, ảnh chụp lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè hoặc người thân..., để đăng ký tài khoản vay và các thủ tục khác. Các thủ đoạn lừa đảo nói trên đều nhằm đánh vào tâm lý của những người đang gặp khó khăn về kinh tế, có nhu cầu vay tiền gấp, nạn nhân dễ mất cảnh giác, dẫn đến sập bẫy lừa của các đối tượng.

Trà My

Xem thêm: lmth.715131_tuhp-5-gnort-hnahn-nagn-iaig-yav-ohc-ppa-iov-gnort-nac/caig-hnac/na-uv/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án vay app

“Cẩn trọng với app cho vay "giải ngân nhanh trong 5 phút"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools