vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ trộm tài sản khi cưỡng chế: Đoàn cưỡng chế phải có trách nhiệm

2022-05-28 07:24

Trong tuần qua, những thông tin về vụ việc lấy tài sản khi đang cưỡng chế đã nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc.

Cụ thể, ngày 29-4, gia đình chị HTBC, ngụ phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP.HCM, có nhận thông báo của UBND phường về cưỡng chế căn nhà chị đang ở. Theo thông báo, ngày 17-5, UBND phường Hiệp Bình Chánh sẽ tổ chức thực hiện cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm của gia đình chị tại đường số 1, khu phố 7. Thế nhưng ngày cưỡng chế, gia đình chị C không có mặt tại nơi cưỡng chế.

Đến sáng 18-5, chị C đến nơi phường tập kết đồ đạc tìm quần áo thì không tìm thấy các tài sản có giá trị của gia đình.

Nhiều bạn đọc cho rằng ngoài việc xử lý những người lấy tài sản của người khác thì cũng phải xem xét trách nhiệm đối với người đứng đầu đoàn cưỡng chế.

Vụ trộm tài sản khi cưỡng chế: Đoàn cưỡng chế phải có trách nhiệm ảnh 1

Không phải trả lại tài sản là xong

“Lúc cưỡng chế tháo dỡ nhà, cán bộ trong đoàn cưỡng chế phải có trách nhiệm giám sát việc tháo dỡ, để không làm thất thoát đồ của dân. Việc thuê người cưỡng chế cũng vậy, phải tìm người đáng tin cậy để thực hiện. Cưỡng chế vi phạm là nhiệm vụ của cán bộ nhà nước, nếu xảy ra sự cố thì người đứng đầu phải có trách nhiệm đầu tiên. Chuyện người nào đó lấy tài sản của dân khi thi hành nhiệm vụ, không phải là vụ trộm cắp bình thường mà nó còn ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với cơ quan nhà nước” - bạn đọc Nguyễn Sương.

“Những người lấy trộm tài sản dù đã trả lại tài sản nhưng cũng phải bị xử lý đúng pháp luật. Ngoài tội trộm cắp tài sản, người nào lợi dụng đang thi hành nhiệm vụ để phạm tội thì đây cũng được xem là tình tiết tăng nặng hình phạt” - bạn đọc Tài Nguyễn.

“Chúng ta đang sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Người dân xây nhà không phép thì phải chấp hành việc bị cưỡng chế, còn người thực thi sai cũng phải chịu trách nhiệm, chứ không phải trả lại tài sản và xin lỗi là xong” - bạn đọc Thảo Nguyên.

Cưỡng chế vi phạm là nhiệm vụ của cán bộ nhà nước, nếu xảy ra sự cố thì người đứng đầu phải có trách nhiệm.

Cưỡng chế phải có mặt người vi phạm

“Chuyện xây nhà không phép luôn là vấn đề nóng ở nhiều địa phương. Có những trường hợp, do nhu cầu về chỗ ở mà người dân bất chấp quy định để rồi phải vi phạm pháp luật. Ở đây cần nhìn nhận một điều rằng có sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan nhà nước ở địa phương. Chúng ta đều biết một căn nhà cấp bốn muốn xây dựng lên nhanh nhất cũng phải mất một tháng, chứ không phải ngày một, ngày hai là xong. Vì sao cả một tháng trời, cán bộ phường ở đâu mà không phát hiện và ngăn chặn ngay. Qua sự việc này cũng cần chấn chỉnh lại việc quản lý xây dựng ở địa phương, nhất là tình trạng xây dựng không phép” - bạn đọc Nguyễn Tùng.

“Có nhiều trường hợp, người xây nhà trái phép muốn kéo dài thời gian cưỡng chế nên đã không có mặt lúc cưỡng chế. Điều này cũng làm khó cho cơ quan chức năng trong quá trình cưỡng chế. Tôi thấy trong trường hợp của chị C, phường nên làm chặt chẽ các bước cưỡng chế để phải có mặt chị C lúc cưỡng chế. Nếu người vi phạm có lý do chính đáng, yêu cầu dời ngày lại thì nên xem xét hỗ trợ. Có như vậy, việc cưỡng chế sẽ tránh những thất thoát, hư hỏng tài sản của người dân” - bạn đọc Trung Lê.

“Việc người trộm tài sản của người khác phải bị xử lý là hoàn toàn đúng. Theo tôi được biết, trước khi địa phương thông báo cưỡng chế thì sẽ có thông báo cho người vi phạm biết thời gian cưỡng chế. Như vậy, phải xem lại quy trình thực hiện vụ cưỡng chế có đúng không. Nếu tại thời điểm cưỡng chế mà người vi phạm có chuyện bất khả kháng thì phải dời ngày lại để chờ ngày có mặt người vi phạm. Ngoài ra, nếu người vi phạm cố tình tránh né việc cưỡng chế thì cũng nên xem xét hành vi không thi hành vi phạm hành chính” - bạn đọc Hòa Đoàn.•

Phải giảm bớt thủ tục hành chính để tiện cho dân

Trong tuần qua, bài viết “Trần ai chuyện xin xác nhận độc thân của một phụ nữ 66 tuổi” cũng nhận được nhiều bình luận của bạn đọc.

Nhiều bạn đọc cho rằng trong thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân (xác nhận độc thân), cơ quan nhà nước nên tạo điều kiện cho người dân viết cam đoan thay vì địa phương phải mất thời gian xác minh.

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, 66 tuổi (phường 9, quận 3, TP.HCM), gặp khó khăn khi xin cấp giấy xác nhận độc thân lần ba. Những năm trước, bà Hà từng có hai lần làm giấy xác nhận độc thân để mua nhà và đi du lịch. Ngày 9-5, bà tiếp tục đến UBND phường 9 xin cấp giấy xác nhận độc thân. Cán bộ phường lại hướng dẫn bà về ký túc xá trường đại học cũ (nơi bà thường trú cách đây hơn 40 năm) xin xác nhận cư trú và xác nhận chưa đăng ký kết hôn thì mới cấp giấy xác nhận độc thân cho bà. Nếu không thể xác nhận được thì phải chờ UBND phường thực hiện thủ tục gửi văn bản xác minh từ địa phương ở ký túc xá.

• “Với những trường hợp cấp giấy xác nhận độc thân lần đầu thì hãy cần xác minh. Những trường hợp cấp lần sau thì chỉ cần xem xét mốc thời gian cấp giấy lần sau đó tới nay là được. Có như thế mới gọi là cải cách hành chính” - bạn đọc Điền Viên.

• “Hiện nay, người dân bán chiếc xe cần phải có xác nhận độc thân chứ đừng nói chi giao dịch nhà đất. Nhu cầu cấp giấy xác nhận độc thân ngày càng nhiều. Đối với những trường hợp cần gấp mà chờ đến tận 20 ngày thì lỡ việc hết. Vì thế, nếu giảm bớt thủ tục nào thì nên bớt để tạo thuận lợi cho người dân” - bạn đọc Lê Văn Hải.

• “Tôi mong rằng lúc cơ sở dữ liệu quốc gia hoàn thiện, nhiều thủ tục sẽ được giảm bớt. Lúc ấy chỉ cần đưa CCCD ra thì nhân thân của người dân sẽ được cập nhật và được giải quyết thủ tục hộ tịch ngay, không cần chờ đợi” - bạn đọc Nam Vân.

Xem thêm: lmth.340286tsop-meihn-hcart-oc-iahp-ehc-gnouc-naod-ehc-gnouc-ihk-nas-iat-mort-uv/nv.olp

“Vụ trộm tài sản khi cưỡng chế: Đoàn cưỡng chế phải có trách nhiệm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools