Sự chuyển dịch đột ngột về chính sách diễn ra khi lạm phát chạm mức đỉnh trong nhiều thập kỷ ở nhiều nước. Với hơn 60 đợt nâng lãi suất đã được thực hiện, đây là mức cao nhất kể từ đầu năm 2.000 nếu tính trong một quý.
Hiện Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED) đã 2 lần tăng lãi suất. Ngân hàng Trung ương Anh thì nâng lãi suất tại 4 cuộc họp lên tiếp. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến nâng lãi suất trở lại vào tháng 7/2022 và kết thúc kỷ nguyên lãi suất âm vào tháng 9/2022.
Ngân hàng Trung ương Canada, Australia, Ba Lan và Ấn Độ đều được dự báo nâng lãi suất trong vài tuần tới.
Ông McKeown - Trưởng bộ phận dịch vụ kinh tế toàn cầu tại Capital Economics cho biết trong số 20 ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu, có khoảng 16 ngân hàng trung ương có thể nâng lãi suất trong 6 tháng tới. Quá trình thắt chặt tiền tệ dự kiến diễn ra nhanh nhất tại Mỹ và Anh. Thị trường kỳ vọng một đợt nâng lãi suất ít nhất 100 điểm vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2023 ở Eurozone, Canada, Australia và New Zealand.
Các nước mới nổi ở Mỹ Latin đã bắt đầu chu kỳ thắt chặt tiền tệ trong năm 2021, dù rằng nền kinh tế của họ đang bị tác động bởi đại dịch. Brazil đã nâng lãi suất 10 lần trong 1 năm qua và lãi suất tăng lên 12,75%, từ mức 2% hồi tháng 3/2021. Mexico, Peru, Colombia và Chile cũng nâng lãi suất.
VTV.vn - Giới chuyên gia nhấn mạnh rằng tác động từ quyết định tăng lãi suất của FED có thể vượt ra ngoài biên giới Mỹ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!