vĐồng tin tức tài chính 365

Trách nhiệm của cảnh sát với xe bị tạm giữ

2023-05-01 09:31

Theo chia sẻ của anh Phước, sau đó, anh đành tự mang xe về, sửa chữa thay thế phụ tùng, chi phí hơn 10 triệu đồng.

Trong gần 3.600 người tham gia khảo sát trên VnExpress về tình huống của anh Phước, 96% cho rằng cảnh sát giao thông có trách nhiệm bảo quản, bồi thường khi phương tiện tạm giữ bị hỏng hóc.

Nhiều độc giả chia sẻ trải nghiệm tương tự, khi nhận lại xe sau thời gian tạm giữ thì "không còn hình hài cái xe".

Cảnh sát giao thông có trách nhiệm gì với phương tiện tạm giữ?

Giải đáp thắc mắc của anh Phước và độc giả, luật sư Nguyễn Đại Hải (Công ty luật TNHH Fanci) cho biết Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 7 ngày, trước khi ra quyết định xử phạt với một số trường hợp.

Theo khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính: Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó.

Như vậy, khi tạm giữ phương tiện thì bắt buộc cán bộ thực hiện thủ tục tạm giữ phải lập biên bản tạm giữ, biên bản tạm giữ phương tiện phải ghi rõ tình trạng phương tiện. Biên bản phải có chủ phương tiện ký, người lập biên bản, người làm chứng nhằm đảm bảo biên bản tạm giữ phải khách quan, minh bạch và công khai, để đảm bảo sau khi chủ phương tiện nhận lại phương tiện thì đúng như hiện trạng ban đầu khi chủ xe bàn giao nhằm tạm giữ phương tiện, luật sư nêu.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế, cơ quan quản lý phương tiện sẽ phải bồi thường.

Kho xe tang vật, vi phạm hành chính tại TP HCM, 6/2022.  Ảnh: Đình Văn

Kho xe tang vật, vi phạm hành chính tại TP HCM, tháng 6/2022. Ảnh: Đình Văn

Điều 10 Nghị định 115/2013/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có các quyền sau:

1. Khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện khi hết thời hạn bị tạm giữ.

3. Yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan quản lý tang vật, phương tiện bồi thường theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường (bằng tiền hoặc bằng hiện vật)".

Với các quy định nêu trên, khi phát hiện phương tiện bị tạm giữ của mình bị hư hỏng, luật sư Hải khẳng định, anh Phước có quyền yêu cầu người bàn giao xe lập biên bản hiện trạng xe tại thời điểm đó, đối chiếu với tình trạng xe lúc bàn giao trong biên bản tạm giữ làm căn cứ xác định thiệt hại.

Nếu những hư hỏng đã có trước khi xe bị tạm giữ (được ghi nhận trong biên bản) hoặc là những hao mòn tự nhiên, lỗi kỹ thuật đặc hữu, cơ quan có thẩm quyền sẽ không có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại đó, luật sư cho biết.

Luật sư Hải khuyên độc giả chưa, hoặc đang bị giữ phương tiện cân nhắc những quy định trên để khi đến nhận lại xe, tránh gặp tình huống không mong muốn. Với anh Phước, theo luật sư, anh nên làm việc với cơ quan tạm giữ phương tiện để thoả thuận về thiệt hại và phương án bồi thường.

"Nếu hai bên không thống nhất được thì bạn có thể khởi kiện vụ án Yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ra Toà án có thẩm quyền giải quyết như những vụ án dân sự khác", luật sư nêu.

Hải Thư

Xem thêm: lmth.4188954-uig-mat-ib-ex-iov-tas-hnac-auc-meihn-hcart/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trách nhiệm của cảnh sát với xe bị tạm giữ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools