Nghiên cứu cũng đem đến khả năng ngăn ngừa tình trạng... tóc bạc.
Theo bản tin nghiên cứu của NYU Langone Health và bài viết của nhà báo Tim Newcomb trên blog Pupular Mechanic, một trong những phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu là quan sát và lý giải được một trong những chức năng rất đặc thù của tế bào gốc sắc tố trong nang tóc (McSCs).
Đó là việc chúng di chuyển giữa các lớp nang, trưởng thành dần nhờ sự thôi thúc của các protein đặc thù có mặt tại mỗi lớp nang. Và trong tiến trình đó, chúng sinh sôi thành các tế bào sắc tố tạo màu cho tóc, sau đó quay lại lớp ban đầu để bắt đầu lại tiến trình trưởng thành.
Phần lông hay tóc chúng ta nhìn thấy được bằng mắt thường ở bên ngoài da chỉ là phần tế bào đã "chết", nghĩa là nhóm tế bào này đã mất đi khả năng tiếp nhận nuôi dưỡng hay phát triển cũng như khả năng hoạt hóa, chuyển hóa.
Toàn bộ quá trình phát triển dài ra của lông tóc thực chất do phần túi nang nằm ngay dưới lớp biểu bì thúc đẩy.
Túi nang do nhiều lớp tạo thành, mỗi lớp đảm nhiệm một nhiệm vụ trong suốt quá trình tạo tóc. Chỉ cần chức năng và cấu trúc của túi nang này được đảm bảo, dù bạn nhổ nguyên sợi tóc, các tế bào tóc mới vẫn sẽ được tạo ra liên tục tại đáy bầu của nang và tích ghép dần để hình thành sợi tóc mới, với tốc độ sinh sôi có thể xem là nhanh nhất trong tất cả các hệ cơ quan che phủ và bảo vệ của cơ thể.
Mỗi người sinh ra có một lượng túi nang nhất định dưới da, cả đời sẽ không hình thành nên túi nang mới mà chỉ mất dần đi do tổn thương hay suy giảm chức năng.
Quá trình tạo màu cho tóc, dù là đen, vàng, hung, hay bạch kim, thực chất là do các "tế bào gốc sắc tố" (MCSCs) có mặt trong mỗi túi nang tóc quyết định.
Các tế bào gốc sắc tố di chuyển tới lui giữa các lớp nang tóc. Việc di chuyển này giúp chúng nhận được sự thôi thúc phát triển từ các protein đặc thù có mặt tại mỗi lớp nang.
Trong đó tại lớp mầm, protein WNT có sự thúc đẩy mạnh nhất giúp tế bào gốc sinh sôi thành tế bào sắc tố mới của tóc.
Vấn đề là, vì nhiều lý do khiến các tế bào gốc này sau khi đã sinh ra các tế bào màu tóc thì lại bị kẹt, không thể quay về lớp mầm ban đầu để bắt đầu lại quá trình trưởng thành tạo màu. Càng nhiều tế bào gốc tạo màu bị kẹt thì khả năng giữ màu của tóc sẽ giảm dần, tóc từ đó hóa bạc.
Nguyên nhân bị kẹt có thể đến từ các tổn thương nang lông và các vấn đề suy giảm chức năng theo tuổi đời.
Tiến sĩ Mayumi Ito - giáo sư khoa da liễu Ronald O. Perelman và khoa sinh học tế bào của Đại học Y New York Langone Health, đại diện nhóm nghiên cứu - cho biết: "Việc mất chức năng như là tắc kè hoa này ở những tế bào gốc sắc tố có thể chính là nguyên nhân cho việc tóc ngả bạc và mất màu. Những kết quả được tìm ra này gợi ý rằng khả năng di chuyển và những yếu tố giúp đi ngược lại của các tế bào gốc sắc tố chính là chìa khóa để giữ tóc khỏe mạnh và có màu".
Nhóm nghiên cứu đã lên kế hoạch nghiên cứu các cách để thúc đẩy các tế bào gốc sắc tố bị kẹt di chuyển lại. Vì thế, chúng ta có thể hy vọng rằng ở một tương lai không xa, màu tóc của con người vẫn giữ được màu nguyên bản khi sinh ra, dù là trước khi chúng ta rời khỏi thế giới.
Vừa phải chăm con, vừa lo toan cả tá công việc để duy trì nguồn thu nhập, một bà mẹ Mỹ đã bạc trắng đầu sau 2 năm đại dịch Covid-19 bùng nổ.
Xem thêm: mth.31342439070503202-gnohk-coud-augn-nagn-eht-oc-uad-od-cab-cot/nv.ertiout