vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc cuối cùng cũng có đối thủ xứng tầm: Một quốc gia châu Á sắp tước danh hiệu ‘công xưởng thế giới’, kéo được cả

2023-05-10 15:22
Trung Quốc cuối cùng cũng có đối thủ xứng tầm: Một quốc gia châu Á sắp tước danh hiệu ‘công xưởng thế giới’, kéo được cả công ty 15 năm gắn bó cùng Trung Quốc về phe - Ảnh 1.

Các công ty phương Tây đang tuyệt vọng tìm kiếm phương án dự phòng cho Trung Quốc với tư cách công xưởng của thế giới, trong đó, Ấn Độ là ứng cử viên sáng giá.

Theo Liên Hợp Quốc, chỉ Ấn Độ mới sở hữu lực lượng lao động và thị trường nội địa mang quy mô tương đương đại lục. Chính phủ phương Tây coi đây là đối tác tiềm năng, trong khi bản thân Ấn Độ cũng đã rất nỗ lực giúp môi trường kinh doanh trở nên thân thiện.

Bằng chứng cho sự thay đổi của Ấn Độ được ghi nhận tại các khu công nghiệp rộng lớn nơi Sriperumbudur - một thành phố bang miền nam Tamil Nadu đang thu hút một loạt các tập đoàn đa quốc gia sản xuất hàng hóa từ tấm pin mặt trời, tua-bin gió đến đồ chơi và giày dép. Tất cả đều đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho Trung Quốc.

Vào năm 2021, Vestas của Đan Mạch, một trong những nhà sản xuất tua-bin gió lớn nhất thế giới, đã xây dựng 2 nhà máy mới ở Sriperumbudur. Sáu dây chuyền lắp ráp đóng vai trò quan trọng. Hệ thống truyền lực và các bộ phận khác của tua-bin xếp chồng lên nhau trong một bãi chứa để chờ được vận chuyển đi khắp nơi trên thế giới.

Dự báo rằng Ấn Độ sẽ sớm trở thành thị trường lớn thứ hai về tua-bin gió càng thúc đẩy kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động của Vestas. Charles McCall, Giám đốc cấp cao của Vestas Assembly India, cho biết đây chính là nỗ lực có ý thức của công ty nhằm đa dạng hóa dây chuyền sản xuất.

“Chúng tôi không muốn tất cả trứng đặt vào một giỏ ở Trung Quốc”, ông nói.

Một số nhà cung ứng của Vestas cũng bắt đầu tham gia, trong đó có TPI Composites chuyên đúc cánh quạt tua-bin. Công ty này đã mở rộng đáng kể ở Ấn Độ đồng thời giảm quy mô hoạt động tại Trung Quốc. 85% nhà cung cấp của Vestas được dự báo sẽ ở quốc gia Nam Á này, theo ông McCall.

Trung Quốc cuối cùng cũng có đối thủ xứng tầm: Một quốc gia châu Á sắp tước danh hiệu ‘công xưởng thế giới’, kéo được cả công ty 15 năm gắn bó cùng Trung Quốc về phe - Ảnh 2.

Trung Quốc cuối cùng cũng có đối thủ xứng tầm

Trung Quốc trước giờ vẫn vượt qua mọi quốc gia trong lĩnh vực sản xuất toàn cầu sau khi thu hút được một loạt các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, chi phí lao động tăng cao cùng áp lực chuyển giao công nghệ cho các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc đã khiến các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại. Thuế quan của cựu Tổng thống Donald Trump đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào năm 2018, các đợt phong tỏa do COVID-19 cùng lời kêu gọi tách nền kinh tế phương Tây khỏi Trung Quốc cũng là 3 trong số các động lực thay đổi chính.

Theo các chuyên gia, lực lượng lao động Ấn Độ hầu hết vẫn chưa có tay nghề cao. Cơ sở hạ tầng kém phát triển cùng điều kiện môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi có thể là gánh nặng. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ gây thất vọng, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, xuất khẩu hàng chế tạo của nước này chỉ bằng 1/10 Trung Quốc vào năm 2021, song lại vượt qua hầu hết các thị trường mới nổi.

Mức tăng lớn nhất được ghi nhận trong lĩnh vực điện tử, nơi xuất khẩu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2018 lên 23 tỷ USD. Theo Counterpoint Technology Market Research, hoạt động sản xuất điện thoại thông minh cầm tay trên thế giới của Ấn Độ dự kiến chạm mốc 19% trong năm nay.

Không có công ty nào đặt cược vào Ấn Độ nhiều như Apple. Trong 15 năm qua, công ty này đã xây dựng một chuỗi cung ứng hiện đại gần như hoàn toàn ở Trung Quốc để sản xuất máy tính xách tay, iPhone và phụ kiện, song từ năm 2017 đã bắt đầu tiếp cận Ấn Độ. JP Morgan ước tính 1/4 tổng số iPhone của Apple sẽ được sản xuất tại Ấn Độ vào năm 2025.

Ấn Độ hy vọng sự hiện diện của Apple sẽ thúc đẩy những công ty khác đến với quốc gia tỷ dân. “Thường sẽ có những công ty chủ lực tạo ra xu hướng. Chúng tôi tin điều này sẽ gửi đến một tín hiệu mạnh mẽ đến các công ty khác ở châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản”, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Piyush Goyal cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Theo WSJ, Ấn Độ đã dần vượt qua một số rào cản kinh doanh. Vào năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố chiến lược “Made in India” nhằm thúc đẩy sản xuất. Nước này cũng số hóa nhiều dịch vụ của chính phủ và tăng tốc xây dựng đường sắt, sân bay và cảng vận chuyển container. Với ông Goyal, việc Ấn Độ vươn lên trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi của Ngân hàng Thế giới chính là bằng chứng cho thấy nước này đang hội nhập với các quốc gia khác một cách nghiêm túc.

Sasikumar Gendham, Giám đốc điều hành Salcomp của Phần Lan, nhà sản xuất và cung cấp bộ sạc điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, cho biết Ấn Độ đã áp dụng các khoản giảm thuế và hải quan cho hàng xuất khẩu vào năm 2015 và tái sửa đổi vào năm 2021 để kích hoạt toàn bộ ngành công nghiệp điện tử.

Trung Quốc cuối cùng cũng có đối thủ xứng tầm: Một quốc gia châu Á sắp tước danh hiệu ‘công xưởng thế giới’, kéo được cả công ty 15 năm gắn bó cùng Trung Quốc về phe - Ảnh 3.

Ấn Độ đã trở thành một nơi dễ dàng hơn để kinh doanh

Kể từ năm 2014, lực lượng lao động Ấn Độ của Salcomp đã tăng gấp 6 lần lên 12.000 người và dự kiến đạt 25.000 trong 2 năm tới. Điều hành 200 xe buýt đưa đón công nhân và dự kiến xây ký túc xá cho 15.000 người, Salcomp hiện sản xuất được khoảng 100 triệu bộ sạc mỗi năm tại Ấn Độ, trong khi nhà máy ở Trung Quốc sản xuất được khoảng 180 triệu bộ.

Theo Jules Shih, Giám đốc cơ quan xúc tiến thương mại TAITRA có trụ sở tại Chennai, cho biết Ấn Độ đã trở thành một nơi dễ dàng hơn để kinh doanh, song vẫn còn nhiều khía cạnh cần phải khắc phục. Chẳng hạn như các công ty nước ngoài vẫn mất nhiều thời gian để được phê duyệt đất đai, xây dựng nhà máy và xin thị thực cho các kỹ sư và người quản lý.

Được biết Trung Quốc khuyến khích công ty nước ngoài định vị chuỗi cung ứng tại các đặc khu kinh tế và giảm thuế đối với linh kiện và máy móc nhập khẩu. Ngược lại, Ấn Độ lại tìm cách thay thế hàng nhập khẩu bằng các sản phẩm sản xuất trong nước bằng cách tăng thuế nhập khẩu.

Ola Electric, hãng xe máy điện ‘cây nhà lá vườn’ tiềm năng của Ấn Độ, là một trong những ví dụ điển hình. Chia sẻ với Bloomberg, founder Bhavish Aggarwal cho biết bản thân muốn gây dựng Ola một cách lâu dài và nghiêm túc. Ông tin rằng Ấn Độ có thể vượt qua các đối thủ không chỉ nhờ các mẫu xe điện quá rẻ, mà còn bằng 5G, năng lượng xanh và di chuyển bền vững. Với ông, tiến bộ trong việc đạt được mục tiêu đó là “thước đo để thế giới nhìn nhận chúng ta”.

Trung Quốc cuối cùng cũng có đối thủ xứng tầm: Một quốc gia châu Á sắp tước danh hiệu ‘công xưởng thế giới’, kéo được cả công ty 15 năm gắn bó cùng Trung Quốc về phe - Ảnh 4.

Ấn Độ hiện là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới.

Theo Research and Markets, thị trường xe điện Ấn Độ dự kiến đạt hơn 150 tỷ USD vào cuối thập kỷ này, tức gấp khoảng 400 lần quy mô hiện tại. Chỉ vài tháng sau khi chiếc xe máy điện Ola được tung ra thị trường hồi năm ngoái, Aggarwal đã bắt đầu đăng tweet giới thiệu mẫu thiết kế xe EV cùng một trung tâm đổi mới pin. Người đàn ông này đã và đang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô truyền thống tại Ấn Độ - thứ vốn bị thống trị bởi các tập đoàn như Tata hay Mahinda trong nhiều thập kỷ qua.

Neha Singh, đồng sáng lập Tracxn Technologies, một công ty chuyên theo dõi các công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Bengaluru, cho biết: “Bằng cách tạo ra một điều gì đó lớn lao trong ngành công nghiệp xe điện, Bhavish Aggarwal mong muốn vươn ra thế giới. Tuy nhiên, sau một số thành công ban đầu, Ola vẫn còn một chặng đường rất dài để giúp xe điện trở thành thị trường đại chúng ở Ấn Độ”.

Theo Bloomberg, Ấn Độ hiện là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới. Nhu cầu tìm kiếm các giải pháp thay thế Trung Quốc khiến nước này nổi lên như một giải pháp nhờ khả năng chế tạo các loại xe giá rẻ phục vụ nhiều nền kinh tế đang phát triển muốn phát triển bền vững. Ở Ấn Độ, trợ cấp chính phủ và lao động giá rẻ đang giúp chi phí sản xuất một chiếc xe điện ngang bằng, hoặc thậm chí rẻ hơn cả xe động cơ đốt trong.

“Chiếc Tesla rẻ nhất có giá 50.000 USD và gần như rất ít khu vực mua được. Trong khi đó, chúng tôi lại có lợi thế dẫn đầu cuộc cách mạng xe điện với rất nhiều sự lựa chọn khác nhau, từ 1.000 USD đến 50.000 USD”, Aggarwal nói.

Theo: WSJ, Bloomberg

Xem thêm: hc.304318041015032881-ehp-ev-couq-gnurt-gnuc-ob-nag-man-51-yt-gnoc-ac-coud-oek-ioig-eht-gnoux-gnoc-ueih-hnad-cout-pas-a-uahc-aig-couq-tom-mat-gnux-uht-iod-oc-gnuc-gnuc-iouc-couq-gnurt/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trung Quốc cuối cùng cũng có đối thủ xứng tầm: Một quốc gia châu Á sắp tước danh hiệu ‘công xưởng thế giới’, kéo được cả”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools