Xin hỏi người dân có được sử dụng máy đo nồng độ cồn không rõ nguồn gốc để đối chứng kết quả với máy đo nồng độ cồn của lực lượng chức năng không?
Việc sử dụng máy đo nồng độ cồn được căn cứ theo quy định nào?
Bạn đọc Phan Nam.
Trả lời:
Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (trong đó có phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở) để phát hiện vi phạm hành chính được quy định tại điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.
- Điều 16 nghị định số 135/2021/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức có thể cung cấp dữ liệu từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do mình thu được cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử phạt.
Nếu dữ liệu đáp ứng được các yêu cầu quy định tại điều 17 nghị định số 135/2021/NĐ-CP thì được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của dữ liệu đã cung cấp và hợp tác với người có thẩm quyền giải quyết khi được yêu cầu.
Theo website Bộ Công an
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.
TTO - Cán bộ địa chính xã Đại Lào (TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) nằm trong xe xem điện thoại, sau đó tự ý rời hiện trường để né đo nồng độ cồn.