Theo bác sĩ Trịnh Kiên Cường, khoa nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, việc lựa chọn một môn thể thao phù hợp với sức khỏe, độ tuổi, công việc... đối với mỗi người là rất ý nghĩa, giúp cải thiện sức khỏe nói chung và sức khỏe tình dục nói riêng.
Nhiều nam giới lo ngại và nghe "truyền miệng" rằng việc đạp xe nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Tuy nhiên theo bác sĩ Cường, hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định được chắc chắn sự ảnh hưởng của đạp xe đến chất lượng tinh trùng.
"Cũng có một số giả thuyết cho rằng khi đạp xe nhiều, ngồi một chỗ lâu có thể gây tăng nhiệt độ vùng bìu, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng. Ngoài ra việc ngồi lâu, tì ép nhiều có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tưới máu ở vùng bìu và cơ quan sinh dục, gây rối loạn cương dương.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây của Đại học California (Mỹ) tiến hành trên 4.000 người, trong đó 2.774 người đi xe đạp, 539 người bơi lội, 789 người chạy bộ thường xuyên cho thấy, những người đi xe đạp không bị ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản nếu luyện tập điều độ", bác sĩ Cường thông tin.
Theo bác sĩ Cường, mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc đạp xe đạp nhiều có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tình dục, tuy nhiên nam giới cũng cần lưu ý để không bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Không ngồi trên xe quá lâu, chọn loại yên xe có thiết kế yên ngồi mềm, bằng phẳng đủ diện tích tiếp xúc với vùng chậu hông.
- Kiểu dáng, kích thước xe phù hợp với cơ thể, tránh để tình trạng xe quá cao hoặc quá thấp khiến bộ phận sinh dục bị cọ xát, tì ép nhiều.
- Trang phục phù hợp khi đạp xe, không chọn trang phục quá nóng, chật chội, bó sát người.
Nhiều yếu tố khiến thanh niên cơ bắp cuồn cuộn, khỏe mạnh nhưng không có đủ số lượng và chất lượng tinh trùng để thụ thai. Rất may điều này hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Xem thêm: mth.70953440111503202-ex-pad-em-iv-ya-neyuhc-uey-ib-oc-ioig-man/nv.ertiout