vĐồng tin tức tài chính 365

ACV báo doanh thu cao nhất 3 năm, nợ xấu tăng thêm hơn 800 tỷ đồng

2023-05-11 15:59

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (UPCoM: ACV) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 với doanh thu thuần tăng gấp hơn 2,3 lần cùng kỳ, đạt 4.728 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu cao nhất trong 3 năm qua (kể từ sau quý IV/2019).

Nguồn thu lớn nhất đến từ phục vụ hành khách đạt 2.257 tỷ đồng, dịch vụ hạ cất cánh là 613 tỷ đồng.

Trong kỳ, giá vốn hàng bán tăng thêm 23% ở mức 1.789 tỷ đồng đã khiến lãi gộp của ACV nhảy vọt lên 2.938 tỷ đồng, tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp của ACV cũng tăng mạnh, về mức 62%.

Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp giảm 37% so với cùng kỳ, còn 415 tỷ đồng do không ghi nhận khoản lãi lớn từ chênh lệch tỉ giá đánh giá cuối kỳ. Trong khi đó, chi phí tài chính lại tăng đến 38 lần, đạt 792 tỷ đồng, chủ yếu là do lỗ chênh lệch tỉ giá đánh giá cuối kỳ.

Ngoài ra, chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng hơn 3 lần, đạt 87 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng gấp 2,5 lần, đạt 498 tỷ đồng.

Sau khi khấu trừ các khoản chi phí khác, ACV báo lãi trước thuế đạt 2.030 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ; lãi sau thuế quý I/2023 đạt gần 1.636 tỷ đồng, tăng 87% so với cùng kỳ.

Năm 2023, ACV đặt kế hoạch doanh thu 18.414 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 8.448 tỷ đồng. Như vậy sau quý I, “đại gia sân bay” đã hoàn thành 25% mục tiêu doanh thu và 24% mục tiêu lợi nhuận.

Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của công ty đạt 59.986 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 49%, đạt 29.633 tỷ đồng, giảm 3%. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đạt 1.517 tỷ đồng, tăng 22%. ACV cũng đang có khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi trị giá hơn 31.100 tỷ đồng.

Cuối kỳ, các khoản nợ của ACV giảm xuống 14.905 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu tăng lên 45.081 tỷ đồng, giúp tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu đạt 33%, giảm 4% so với đầu năm. ACV cũng còn hơn 17.212 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và hơn 6.000 tỷ đồng dành cho quỹ đầu tư phát triển.

Đồng thời, việc thực hiện các dự án trọng điểm của ngành hàng không cũng khiến chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng thêm 1.220 tỷ đồng, đạt hơn 5.900 tỷ đồng.

Trong năm 2023, ACV xác định đây là năm bản lề trong triển khai các dự án trọng điểm, trong đó nguồn vốn chủ yếu tập trung tại các dự án: sân bay Long Thành – giai đoạn I (3.577 tỷ đồng, tăng 25%), nhà ga T2 – sân bay Phú Bài (1.171 tỷ đồng, tăng 16%), nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất (393 tỷ đồng, tăng gấp đôi)…

Tính đến thời điểm hết quý I/2023, nợ xấu của ACV cũng tăng gấp 1,2 lần, thêm 833 tỷ đồng so với đầu năm, lên đến 5.113 tỷ đồng. Khoản dự phòng các khoản thu khó đòi cũng tăng ở mức tương đương, lên 1.522 tỷ đồng.  

Trong đó, Vietjet và Bamboo Airway tiếp tục là hai doanh nghiệp có mức nợ cao nhất lần lượt là 2.389 tỷ đồng và 1.160 tỷ đồng. Kế đến là Vietnam Airlines Group với mức nợ hơn 764 tỷ đồng và Pacific Airlines với hơn 621 tỷ đồng.

Xem thêm: lmth.913706a-gnod-yt-008-noh-meht-gnat-uax-on-man-3-tahn-oac-uht-hnaod-oab-vca/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ACV báo doanh thu cao nhất 3 năm, nợ xấu tăng thêm hơn 800 tỷ đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools