vĐồng tin tức tài chính 365

Hoạt động NHNN chi nhánh tỉnh Hải Phòng; NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Nam

2023-05-13 06:33

Chiều ngày 11/5/2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh thành phố Hải Phòng đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri khối Ngân hàng chuẩn bị kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV.

Hội nghị có sự tham dự của Đồng chí Lã Thanh Tân - Ủy viên Thành ủy, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hải Phòng; Đồng chí Đỗ Tràng Thành - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố; Đồng chí Nguyễn Ngọc Lam – Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố; Ban lãnh đạo NHNN Chi nhánh, lãnh đạo các Chi nhánh Tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Tại Hội nghị, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố đã thông báo dự kiến nội dung Chương trình kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV và lắng nghe cử tri ngành Ngân hàng phát biểu ý kiến tham gia vào một số dự thảo Luật trình tại kỳ họp thứ Năm; kiến nghị, đề xuất những vấn đề khó khăn, vướng mắc của ngành Ngân hàng trong hoạt động và trong triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đặc biệt là các chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Cử tri ngành Ngân hàng nhất trí cao với nội dung Kỳ họp thứ 5 và đóng góp nhiều ý kiến liên quan tới lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Cụ thể, về Luật Giao dịch điện tử, cử tri đề nghị bổ sung quy định chi tiết đối với các loại chữ ký điện tử khác không phải chữ ký số để các bên thực hiện giao dịch có nhiều lựa chọn phù hợp; làm rõ về điều kiện bảo đảm an toàn của các hình thức chữ ký điện tử khác. Đồng thời đề nghị xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại chữ ký điện tử, trong đó có chữ ký điện tử dùng riêng. Cử tri cho rằng, quy định: “Kết nối với hệ thống kỹ thuật của tổ chức chứng thực điện tử quốc gia để bảo đảm cho việc kiểm tra hiệu lực chữ ký điện tử” là không khả thi và không phù hợp với các tổ chức đa quốc gia nói chung và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nói riêng.

image

Về dự thảo Luật các tổ chức tín dụng, cử tri đề nghị xem xét tăng thời gian nắm giữ bất động sản do xử lý nợ vay để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có đủ thời gian xử lý triệt để đối với tài sản là bất động sản; đề nghị NHNN mở rộng thêm đối tượng yêu cầu cung cấp tối thiểu các thông tin về mục đích sử dụng vốn hợp pháp, tài liệu, dữ liệu chứng minh khả năng tài chính ngoài các khoản vay có giá trị nhỏ; cân nhắc lại hoạt động bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp của công ty tài chính. Cử tri đề nghị Ban soạn thảo xem xét giữ nguyên nội dung cho phép ngân hàng thương mại được tiếp tục hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp; tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư như quy định tại Luật các tổ chức tín dụng hiện hành; đề xuất trong Dự thảo Luật các TCTD bổ sung quy định hướng dẫn nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi. Cử tri đề nghị Quốc hội ủng hộ quy định số tiền từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được đảm bảo cho tổ chức tín dụng trước khi thực hiện nghĩa vụ án phí, thuế trong Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ngoài việc sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng, cử tri đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.

Cử tri Ngân hàng Chính sách xã hội đề nghị có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho đối tượng là thu nhập thấp được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh nâng thu nhập, cải thiện đời sống; cho phép kéo dài thời gian hộ gia đình được thụ hưởng chính sách tín dụng - đối với hộ mới thoát nghèo kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo lên tối đa là 5 năm; đề nghị thành phố ban hành chuẩn nghèo riêng của thành phố cao hơn chuẩn nghèo quốc gia đồng thời bố trí đủ nguồn lực để cho vay đối tượng hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn của địa phương; quan tâm dành một phần nguồn vốn ngân sách thành phố cùng với nguồn vốn của trung ương để đẩy mạnh cho vay nhà ở xã hội…

Sau khi lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri ngành Ngân hàng, đồng chí Lã Thanh Tân - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hải Phòng đã trả lời và ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Trước hết, đồng chí đánh giá cao những ý kiến tham gia Dự thảo Luật, các đề xuất kiến nghị của cử tri ngành ngân hàng; thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong nghiên cứu, đánh giá khi đưa ra các luận cứ, luận điểm rõ ràng, cụ thể. Đồng thời, đồng chí cũng đánh giá cao những nỗ lực của ngành Ngân hàng trên địa bàn trong thời gian qua đã góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế thành phố. Trong thời gian tới, rất mong ngành ngân hàng tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục cung ứng nguồn vốn tín dụng an toàn, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố.

Thay mặt ngành Ngân hàng trên địa bàn, đồng chí Nguyễn Thị Dung - Giám đốc NHNN Chi nhánh cảm ơn những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hải Phòng. Trong thời gian tới, NHNN Chi nhánh Hải Phòng sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của NHNN, các Nghị quyết của Thành ủy về phát triển kinh tế, các Chương trình, Kế hoạch kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân thành phố để triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng trên địa bàn đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Chiều ngày 09/5/2023, NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Nam đã ký kết Quy chế phối hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ và NHNN chi nhánh tỉnh giai đoạn 2023-2027.

Tham dự Chương trình có Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh – ông Phạm Trọng; Chủ tịch HLHPN tỉnh – Bà Đặng Thị Lệ Thủy; Phó Giám đốc NHNN chi nhánh, Chủ tịch Công đoàn- Bà Bùi Thị Ánh Tuyết; Ban Chấp hành Công đoàn Chi nhánh; các trưởng, phó phòng chức năng thuộc NHNN chi nhánh; Trưởng, phó các Ban của Hội LHPN tỉnh.

Ông Phạm Trọng – Giám đốc NHNN chi nhánh đã đánh giá cao vai trò của Hội phụ nữ tỉnh trong hoạt động ngân hàng thông qua việc ký kết Chương trình phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh trong thời gian qua. Theo đó, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đến cuối tháng 3/2023 tăng gấp 3,4 lần so với năm 2016. Đặc biệt, tại NH. CSXH tỉnh, HLHPN tỉnh đang quản lý dư nợ ủy thác lớn nhất trong các tổ chức chính trị - xã hội , với 1.358 tổ Tiết kiệm và vay vốn và hơn 56 ngàn khách hàng; 100% số tổ Tiết kiệm và vay vốn có tổ viên tham gia gửi tiền tại Ngân hàng Chính sách xã hội với số dư đạt 131 tỷ đồng. Dư nợ ủy thác qua HLHPN đạt 2.711 tỷ đồng, chiếm gần 40,9% tổng dư nợ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Qua theo dõi, chất lượng cho vay thông qua các tổ chức Hội ngày càng được nâng cao và hiệu quả.

Hai Bên cùng thảo luận để xây dựng Chương trình phối hợp giữa NHNN chi nhánh tỉnh và HLHPN tỉnh. Qua đó, Kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp giữa 02 Bên có tính thực tiễn, có sức lan tỏa với nội dung phối hợp toàn diện, gồm: (i) triển khai các hoạt động tín dụng chính sách xã hội, tín dụng nông nghiệp nông thôn và các loại hình tín dụng khác; (ii) nâng cao hiệu quả thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện, giáo dục tài chính cho phụ nữ, hạn chế tín dụng đen; (iii) triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới; (iv) công tác an sinh xã hội và các hoạt động khác.

CTTĐT (tổng hợp)

Xem thêm: 830965VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hoạt động NHNN chi nhánh tỉnh Hải Phòng; NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools