Hai chế độ ăn tinh, ăn thô
Bác sĩ Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y, cho biết có hai trường phái ăn đang được nhiều người thực hiện là chế độ ăn tinh và ăn thô.
Ăn tinh là chế độ ăn đã bóc bỏ hết những phần ít có giá trị dinh dưỡng, những phần vỏ, phần lõi, phần xơ, chỉ ăn những phần thịt, phần nạc, phần có giá trị dinh dưỡng cao.
Thường có câu "ăn bánh chưng gọt vỏ, ăn giò bỏ đầu đầy" là để ví von mỉa mai những người quá cảnh giả khi sử dụng thực phẩm ăn uống. Nội dung của câu này cũng mang màu sắc của một chế độ ăn tinh.
Trong cuộc sống thường ngày, biểu hiện của chế độ ăn tinh là: ăn thịt xay nhỏ mà không ăn nguyên khổ thịt, đậu bóc vỏ, ngô bóc vỏ mà không ăn nguyên hạt; uống nước ép mà không ăn nguyên quả; xay nhuyễn bột khoai làm bánh mà không ăn dạng củ...
Trái lại với ăn tinh là chế độ ăn thô. Ăn thô là ăn tất cả những gì thực phẩm có sau khi đã rửa. Ăn thô là kiểu ăn không quan tâm tới phần nào nghèo dinh dưỡng, phần nào giàu dinh dưỡng, chỉ cần đó là phần ăn được.
Ăn thô là ăn cả phần vỏ, phần xơ, phần lõi, dạng nguyên bản của thực phẩm mà không qua chế biến tinh lọc.
Trong cuộc sống thường ngày, ăn thô là ăn khoai nguyên củ loại bỏ vỏ, ăn hoa quả nguyên quả, nguyên múi còn nguyên vỏ quả hoặc vỏ múi, ăn gạo xay dở và không vo thật trắng, ăn các loại hạt còn nguyên hạt...
Ăn tinh có tốt?
Nhiều người gọi chế độ ăn tinh là chế độ ăn của nhà giàu. Vì người giàu và thừa điều kiện, vấn đề ăn no không phải là vấn đề cơ bản, mà ăn ngon, ăn mùi, ăn vị, ăn thưởng thức. Chế độ ăn tinh đáp ứng được điều này.
Bạn sẽ không có cơ hội ăn chừng 7-8 món ăn trên một mâm cơm nếu bạn sử dụng chế độ ăn thô bởi bạn rất nhanh no. Thêm vào đó, ăn tinh đã đảm bảo cho phần ngon nhất, giàu dinh dưỡng nhất, không bị tác động bởi những thành phần ít mùi, ít vị như vỏ, xơ và hạt.
Ăn tinh sẽ không gây ra tình trạng nặng bụng, khó tiêu và đầy hơi. Vì bản chất những phần chọn lọc trong chế độ tinh đã rất dễ tiêu và dễ hấp thu. Nên nếu bạn ăn tinh hầu như không có hiện tượng đau bụng, chậm tiêu, mà thay vào đó là một cảm giác nhẹ nhàng, nhanh tiêu hơn.
Tuy nhiên, đó lại không là tất cả những gì ăn tinh đem lại. Khi ăn tinh, tức là bạn đã làm cho thực phẩm, nhất là đường máu tăng ồ ạt. Với người bình thường thì đó không là chuyện lớn.
Nhưng với người béo phì, người bệnh đái tháo đường thì đó là một vấn đề cần chú ý. Vì đường máu tăng quá cao sẽ làm tăng nguy cơ đái tháo đường hoặc làm tăng nặng mức độ bệnh đái tháo đường.
Ăn tinh sẽ không có năng lực kích thích nhu động ruột mạnh và hiệu quả như ăn thô. Sự kích thích và bề mặt ruột của chế độ ăn tinh cũng trở nên kém hiệu quả. Vì những phần khó tiêu, phần xơ đã bị hạn chế và giảm bớt. Đây là những phần kích thích tiết dịch và nhu động mạnh mẽ.
Hệ quả đương nhiên là công năng tiêu hóa của hệ tiêu hóa không được phát huy tối đa. Sẽ không là vấn đề nếu bạn còn trẻ. Nhưng nó làm hệ tiêu hóa nhanh xuống cấp khi về già và khi bị bệnh. Khả năng hồi phục là rất chậm.
Ăn tinh sẽ khiến răng và miệng hoạt động không tốt. Bạn sẽ không phải nhai quá nhiều, chỉ cho vào miệng, đảo qua đảo lại và nuốt, sức bám của răng sẽ không khỏe và chắc. Tại miệng, dịch nước bọt không được tiết ra nhiều, khiến cho miệng không được làm sạch và răng lợi không được bảo vệ bởi hệ thống phòng thủ tự nhiên này.
Ăn tinh sẽ để lại phần cặn bã của thực phẩm rất ít. Vì ít nên không đủ lượng kích thích phản xạ đại tiện. Kết quả bạn dễ bị táo bón, trĩ, bị viêm loét hậu môn từ một chế độ ăn siêu tinh.
Ăn tinh sẽ thu được phần giàu dinh dưỡng nhất nhưng lại bỏ qua những phần hoạt tính sinh học quý nhất. Những phần giàu hoạt tính này lại có tác dụng phòng và trị bệnh. Ví dụ như phần vỏ táo có chất pectin. Chất này có công năng chống oxy hóa tốt, chống ung thư.
Phần vỏ táo và phần xơ của khoai củ có chứa chất xơ sinh học. Chất này có công năng chống hấp thu chất béo quá nhiều giúp giảm cân, chống béo phì, ngừa đái tháo đường và bệnh tim mạch.
Vỏ cám của gạo rất giàu vitamin B và chất béo. Những chất vitamin B có tác dụng giúp tiêu hóa thực phẩm nhanh hơn, giúp ngừa bệnh tê phù do thiếu vitamin B....
Sự kết hợp hoàn hảo
"Rõ ràng ăn tinh chưa là một chế độ ăn hoàn hảo. Khuyên bạn hãy nên kết hợp tinh - thô hài hòa. Bạn đừng "tinh" quá mà hóa chóng bệnh, nhưng cũng đừng "thô" quá mà hóa thiếu dinh dưỡng. Sự kết hợp có chừng mực sẽ giúp bạn sống khỏe và sống vui" - bác sĩ Phúc nhấn mạnh
Bạn có thể thực hành: nếu là hoa quả, đừng xay, lọc hoặc ép rồi chỉ uống, hãy ăn nguyên quả. Ví dụ táo hãy ăn nguyên quả, nếu đảm bảo vệ sinh có thể ăn cả vỏ sau khi đã rửa sạch, quýt hãy ăn nguyên múi.
Với gạo không cần xay xát quá kỹ và vo quá trắng. Với khoai củ đừng chỉ xay nhỏ rồi lọc bỏ bã, hãy ăn nguyên củ dạng bỏ vỏ. Ngô đừng ăn dạng lột vỏ, hãy ăn nguyên cả lớp vỏ áo của hạt ngô.
Đậu xanh, đậu đen, đậu nành hãy ăn nguyên vỏ, đừng lột vỏ khi nấu chè hoặc nấu canh.
Khi chế biến rau củ, đừng chỉ lấy phần búp, hãy lấy cả phần thân non, sẽ thu được nhiều chất xơ tốt hơn. Ăn thịt hãy ăn thịt nguyên khổ, tức là thái ra, đừng chỉ ăn dạng giã nhỏ, xay nhuyễn.
Ăn được như vậy, bạn sẽ khỏe mạnh, vừa thu được dinh dưỡng lại phòng chống bệnh tật.
TTO - Dưỡng sinh không dừng lại việc tập luyện hay tập hít thở đúng mà còn đảm bảo dinh dưỡng đúng. Dưỡng sinh qua "lăng kính" của bác sĩ Đào Thị Yến Phi là cách chúng ta nuôi dưỡng sự sống khoa học, đảm bảo bốn nhóm hoạt động.
Xem thêm: mth.60361107061503202-tot-oc-us-cuht-uaig-ahn-na-od-ehc/nv.ertiout