vĐồng tin tức tài chính 365

Dữ liệu quốc gia thúc đẩy phổ cập tài chính toàn diện

2023-05-19 03:37

Triển khai Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia, sau gần 2 năm triển khai Quyết định 810/QĐ-NHNN, hoạt động chuyển số ngành Ngân hàng đã, đang và tiếp tục ghi nhận những thành tựu rõ nét.

Thông tin tại Sự kiện Ngày chuyển đổi ngành Ngân hàng năm 2023 với Chủ đề thông điệp “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số” diễn ra ngày 18/5 cho thấy, bên cạnh mô hình Ngân hàng số (Agribank Digital) đang triển khai, hiện nay, Agribank đang thử nghiệm và sẽ triển khai theo lộ trình ứng dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip vào hoạt động giao dịch.

Với hình thức này, khách hàng đến Agribank giao dịch chỉ cần chọn dịch vụ và ký duy nhất 1 chữ ký mà không cần viết hay điền bất kỳ thông tin gì bằng tay. Việc mở tài khoản, phát hành thẻ, đăng ký dịch vụ Agribank E-Mobile banking, cho đến vay vốn hay nộp tiền vào tài khoản… đều được thực hiện rất nhanh chóng, an toàn với độ chính xác cao do thông tin khách hàng được hệ thống “đọc” qua chip và được xác thực trực tiếp với cơ sở dữ liệu công dân của Bộ Công an.

“Trước đây, với phương thức giao dịch truyền thống, thời gian thực hiện trung bình khoảng 20-25 phút, nay khách hàng chỉ mất từ 4-5 phút để hoàn tất giao dịch nếu sử dụng thiết bị đọc và xác thực thông tin CCCD và các phần mềm hỗ trợ liên quan. Hơn nữa, các khách hàng đã đăng ký thông tin sinh trắc học, lần sau có thể giao dịch tại quầy hoặc tại Agribank Digital/CDM... mà không cần dùng thẻ vật lý hay bất kỳ loại giấy tờ nào”, ông Tô Đình Tơn, Phó tổng giám đốc Agribank chia sẻ.

Dữ liệu quốc gia thúc đẩy phổ cập tài chính toàn diện ảnh 1

Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cùng các đại biểu tham quan gian hàng của Agribank.

Việc đưa ứng dụng CCCD gắn chip trong hoạt động ngân hàng khẳng định sự quyết tâm của ngành Ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng trong việc tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Hay như tại Vietcombank, với nhiệm vụ đảm bảo hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước/cổ đông và quản trị rủi ro, các ngân hàng TMCP nhà nước thận trọng trong lựa chọn giải pháp định danh, xác thực khách hàng cũng như tìm kiếm giải pháp tối ưu trong cấp tín dụng đối với các khoản vay nhỏ, số lượng lớn, không sử dụng nhân lực theo cách truyền thống hiện nay.

Bà Đoàn Hồng Nhung, Phó giám đốc Khối Bán lẻ Vietcombank cho biết, việc kết nối thông suốt với cơ sở dữ liệu quốc gia và dân cư qua giải pháp VNeID cho phép xác thực định danh đúng khách hàng, giảm giả mạo cùng với cơ chế cho phép thẩm định phê duyệt tự động trong hoạt động cấp tín dụng là cơ hội rất tốt cho các ngân hàng TMCP Nhà nước giải quyết các vấn đề trên, giúp nhiều người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng trên môi trường điện tử với lãi suất hợp lý.

Trên cơ sở đồng ý của khách hàng, Vietcombank đang thí điểm kết nối hệ thống để xác thực/định danh khách hàng qua VNeID và sau đó, ứng dụng Mô hình chấm điểm tín dụng công dân như là một trong các yếu tố để tham khảo trong thẩm định/phê duyệt các khoản vay tiêu dùng nhỏ cho khách hàng trên môi trường điện tử. Với mô hình chấm điểm tín dụng công dân, ngân hàng có thêm nguồn dữ liệu tham khảo trong việc ra quyết định cho vay, thay thế một số tiêu chí thẩm định truyền thống mà khách hàng khó chứng minh trên kênh số, đặc biệt đối với các khoản vay tiêu dùng tín chấp giá trị nhỏ.

“Việc cấp tín dụng online ứng dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia và dân cư mang lại lợi ích to lớn cho khách hàng như: Thời gian xử lý nhanh chóng; Giao dịch mọi lúc, mọi nơi thông qua điện thoại di động kết nối internet, không phụ thuộc vào giờ đóng/mở cửa của ngân hàng; Tiếp cận nguồn vốn vay với mức lãi suất thấp từ các ngân hàng TMCP nhà nước”, bà Nhung nói.

Theo ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc VietinBank, dữ liệu quốc gia không chỉ dùng để làm sạch dữ liệu ngân hàng mà có thể được sử dụng để phổ cập tài chính toàn diện, để chúng ta hướng đến cung cấp dịch vụ tài chính cho người dân ở vùng sâu vùng xa, những người yếu thế.

Với việc Thông tư 16 ra đời năm 2020, hàng chục triệu người dân đã có thể mở tài khoản qua hình thức eKYC mà không phụ thuộc vào mạng lưới của ngân hàng. Tuy nhiên, Thông tư 16 ra đời trước khi chúng ta có dữ liệu quốc gia và người dân mở tài khoản bằng cách thông qua hệ thống ngân hàng sẽ chụp ảnh của giấy tờ tuỳ thân và từ đó đối chiếu gương mặt của khách hàng trên giấy tờ tùy thân. Việc này gây ra một số vấn đề, như giấy tờ tùy thân, đặc biệt là chứng minh nhân dân chín số, có thể cũ, có thể bị nhàu nát dẫn đến khi đọc dữ liệu không hoàn toàn chính xác.

Dữ liệu quốc gia thúc đẩy phổ cập tài chính toàn diện ảnh 2

Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cùng các đại biểu tham quan gian hàng của VietinBank

“Bên cạnh đó, khuôn mặt của khách hàng trên giấy tờ tùy thân có thể trải qua chục năm rồi và không được cập nhật, dẫn đến tỷ lệ thành công không cao. Tiếp đến, vì để đảm bảo phòng ngừa rủi ro, ngân hàng luôn phải bố trí một đội ngũ nhân sự hùng hậu để thực hiện và kiểm tra lại nhằm phát hiện những vấn đề về gian lận giấy tờ, việc này tốn khá nhiều nguồn lực trong việc hỗ trợ mở tài khoản…”, ông Lân cho biết.

Cũng theo ông Lân, với việc ra đời căn cước công dân gắn chip, hiện hệ thống ngân hàng có thể đọc được thông tin từ chip một cách rất chính xác, sẽ không có vấn đề về việc dữ liệu không chính xác nữa. Con chip trên căn cước là con chip được cấp từ Bộ công an và không thể nào giả mạo, bản thân con chip đã có tính năng để so sánh khuôn mặt khách hàng với ảnh trong con chip để thực hiện đối soát, xác nhận khách hàng. Vì vậy, bây giờ người dân có thể mở tài khoản dễ dàng.

Còn trong trường hợp nếu người dân quên đem theo căn cước công dân, ông Lân cho rằng hoàn toàn có thể sử dụng VNeID với sự xác thực cấp độ 2. Khi sử dụng ứng dụng VNeID thì khách hàng click vào đó để thực hiện dịch vụ mở tài khoản từ ngân hàng. Tìm những dữ liệu từ VNeID sẽ được truyền tải đến hệ thống của ngân hàng và với sự cho phép của người dân, ngân hàng sẽ sử dụng những thông tin này để thực hiện mở tài khoản.

“Sau đó, việc người dân cần phải làm là tải ứng dụng online banking, từ đó xác thực khuôn mặt của mình để hệ thống đối chiếu khuôn mặt với giấy tờ và dữ liệu căn cước công dân quốc gia và như thế ngay lập tức có một tài khoản ngân hàng để khách hàng có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Tới nay, chúng ta có thể không cần căn cước mà vẫn có thể mở tài khoản ngân hàng dưới 2 phút”, ông Lân nhấn mạnh.

Tham gia sự kiện Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2023, ông Phùng Quang Hưng, Phó tổng giám đốc Techcombank chia sẻ: “Luôn tiên phong và đồng hành cùng các chính sách chuyển đổi số của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, với nền tảng số hóa và Big Data vượt trội, Techcombank không ngừng phát triển và đem đến các giải pháp tài chính tối ưu cho khách hàng, giúp mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức có cuộc sống vượt trội hơn, nhằm hiện thực hóa tầm nhìn “Chuyển đổi ngành tài chính, Nâng tầm giá trị sống”.

Được biết, khoảng hơn 90% các giao dịch của khách hàng Techcombank được thực hiện qua kênh số, với tỷ lệ gắn bó với ứng dụng đạt đến 88%. Riêng trong quý I/2023, Techcombank đã thu hút thêm khoảng 424.000 khách hàng mới, trong đó, 68% đến từ những nền tảng số. Khối lượng giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong quý I/2023 của Techcombank cũng tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 238,4 triệu giao dịch với giá trị giao dịch đạt 2,1 triệu tỷ đồng.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, tính tới tháng 4/2023, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tự thực hiện mở tài khoản online toàn diện đã tăng 7 lần so với thời điểm tháng 1/2023.

Xem thêm: lmth.496123tsop-neid-naot-hnihc-iat-pac-ohp-yad-cuht-aig-couq-ueil-ud/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Dữ liệu quốc gia thúc đẩy phổ cập tài chính toàn diện”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools