vĐồng tin tức tài chính 365

Điểm tin kinh tế: Việt Nam đón làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc như thế nào?

2020-05-26 17:38

Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin kinh tế nổi bật trong nước ngày 13/5.

Việt Nam đón làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc như thế nào?

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung leo thang và kéo dài, để tránh phụ thuộc “cứng” vào một nguồn cung nguyên liệu, các tập đoàn đa quốc gia đã rục rịch chuyển chuỗi cung ứng ra ngoài Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 ập đến, thúc đẩy làn sóng dịch chuyển này diễn ra nhanh hơn.

Theo Vnexpres, việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tốt đang mở ra cho Việt Nam cơ hội vàng để đón nhận dòng vốn này. Gần đây, Apple và Samsung liên tục tuyển dụng nhân sự với các vị trí kỹ sư, quản lý vận hành. Theo tin hãng Asia Nikkei, hàng triệu tai nghe Airpods sẽ sản xuất tại Việt Nam trong quý II/2020. Samsung cũng có kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất một số dòng smartphone cao cấp tới Việt Nam.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Giáo sư Nguyễn Mại cho biết, Việt Nam cũng chỉ là một quốc gia trong cuộc đua trong cuộc đua hút xu hướng dịch chuyển này và ngày càng có nhiều đối thủ nặng ký ở châu Á.

Thực tế, một số các quốc gia tại Đông Nam Á và Ấn Độ đã  đã nhanh chân tung nhiều chính sách hút xu hướng dịch chuyển này. Trong tháng 4, Chính phủ Ấn Độ đã đưa một loạt ưu đãi nhằm thu hút hơn 10.000 doanh nghiệp Mỹ rời Trung Quốc. Quốc gia này ưu tiên các công ty cung cấp thiết bị y tế, da, dệt may, phụ tùng xe hơi và chế biến thực phẩm. Ấn Độ cũng cam kết sẽ xem xét các yêu cầu về thay đổi luật lao động, hoãn áp thuế giao dịch trực tuyến của doanh nghiệp thương mại điện tử…

Thái Lan cũng đưa ra hàng loạt chính sách thu hút đầu tư  nhằm nới lỏng quy định với đầu tư nước ngoài như các biện pháp về thuế, sửa đổi Luật Kinh doanh.

Giữa năm 2019, Malaysia đã đưa ra một chương trình hỗ trợ đầu tư quy mô khoảng 240 triệu USD nhằm hỗ trợ thuế, tài chính nếu các doanh nghiệp nước ngoài chọn quốc gia này là điểm đến.

Theo một báo cáo mới đây của công JLL Việt Nam cho thấy, chính sách thu hút đầu tư trong “giai đoạn bình thường mới” thì Việt Nam không phải điểm đến hấp dẫn nhất

Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, bà Trương Thị Chí Bình cho biết, các yêu cầu việc chuyển giao Việt Nam hầu như không đáp ứng được, trong khi nhiều quốc gia trong  như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,… có lợi thế hơn hẳn.

Hơn nữa, phần lớn quy mô doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nhỏ, dây chuyền, máy móc ít…  chỉ đáp ứng được các đơn hàng nhỏ và linh kiện rời. Trong khi đó, các tập đoàn dịch huyển từ Trung Quốc cần sản phẩm là cụm linh kiện hoàn chỉnh với sản lượng rất lớn. Ngoài ra, để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp cần đảm nhận các khâu và đầy đủ công đoạn. 

Theo Giáo sư Mại, để tối ưu hóa cơ hội, Việt Nam cần cải thiện công nghệ, nhân lực, hạ tầng đất đai. Thủ tục đầu tư phải được đơn giản hoá, cơ chế một cửa nhằm hỗ trợ nhà đầu tư, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp phép. Nhằm tránh phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu nước ngoài và gặp khó khăn khi đứt gãy mắt xích nào đó trong chuỗi cung ứng, Việt Nam cần có các chính sách kích cầu tiêu dùng, ngành công nghiệp nội địa phát triển.

Sau thời gian “ngủ đông” vì dịch bệnh, thị trường lao động có dấu hiệu khôi phục

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn Online, tại một số lĩnh vực như bất động sản, tiếp thị, kinh doanh, vận tải, chuỗi cung ứng/hậu cần, hàng tiêu dùng, nông nghiệp tỷ lệ tuyển dụng đã gia tăng, trong khi lĩnh vực giáo dục tuyển dụng không đáng kể, lĩnh vực du lịch vẫn duy trì ở con số 0.

Mới đây, tập đoàn Samsung Việt Nam đã thông báo về đợt tuyển dụng nhân sự chất lượng cao với quy mô lớn trong năm 2020 để mở rộng hoạt động sản xuất ngay trong năm nay. Samsung cũng dự kiến chuyển dịch dây chuyền sản xuất một số dòng điện thoại cao cấp tới Việt Nam, và cần tiếp tục tuyển dụng kỹ sư, cử nhân tất cả các chuyên ngành từ các trường đại học, học viện trong cả nước.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH LG Display Hải Phòng đã đăng tuyển hơn 5.000 công nhân sản xuất và hơn 1.000 kỹ thuật viên. Đây là một phần trong kế hoạch mở rộng sản xuất sau dịch cũng như đáp ứng các đơn hàng tăng cường từ đối tác nước ngoài.

Ảnh: Shutterstock.

Không chỉ có doanh nghiệp trong nước, một số công ty, tập đoàn lớn nước ngoài cũng đang tăng cường tuyển dụng nhằm phục vụ quá trình chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tin tưởng về tính an toàn của môi trường Việt Nam. Thực tế, thời gian vừa qua, một số hãng công nghệ Mỹ, Hàn Quốc đã đa dạng hóa các điểm sản xuất và đã lựa chọn Việt Nam, trong đó có Apple gần đây liên tục tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam với các vị trí kỹ sư, quản lý vận hành. 

Theo hãng tin Nikkei Asian Review, khoảng 30% mẫu tai nghe không dây AirPods sẽ được sản xuất tại Việt Nam thay vì Trung Quốc, đây là lần đầu tiên hàng triệu tai nghe AirPods được sản xuất tại Việt Nam.

Theo Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, có hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký tìm nhân sự qua sàn giao dịch việc làm tính đến cuối tháng 4 và dự kiến tăng cao hơn khi các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19 được đẩy lùi.

Việt Nam được đánh giá thu hút đầu tư tốt hơn so với Ấn Độ

Theo báo Economic Times (Ấn Độ) nhận định, Việt Nam, Bangladesh, Philippines, Indonesia đang làm tốt hơn Ấn Độ rất nhiều trong cuộc đua về thu hút đầu tư. 

Cụ thể, Ấn Độ chỉ xếp thứ 68 về Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới, so với thứ 28 của Trung Quốc, 40 của Thái Lan, 50 của Indonesia và Việt Nam là 67.

Theo Soha cho biết, một nghiên cứu vào năm 2016 chỉ ra rằng khi Trung Quốc bước sang một nấc thang cao hơn trong sản xuất thì các khoảng trống trong lĩnh vực sản xuất cấp thấp như dệt may, hàng may sẵn, đồ chơi, giày dép, sản phẩm da,…đã được các nước như Việt Nam, Bangladesh chiếm lĩnh, trong khi Ấn Độ mất thị phần trong xuất khẩu toàn cầu.

Ấn Độ có những tiềm năng tốt và có tính cạnh tranh như một nền kinh tế tiêu dùng với thị trường nội địa lớn, tăng trưởng nhanh, cơ cấu dân số trẻ và nguồn cung ứng lao động dồi dào với chi phí hợp lý. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lại đòi hỏi cao hơn các yêu cầu về thị trường đất đai, lao động, chất lượng cơ sở hạ tầng vật chất (điện, nước, đường bộ, giao thông vận tải),…

Do vậy, để tạo được đột phá trong thu hút đầu tư, Ấn Độ cần nhiều hơn các chính sách cải cách để có thể tiến lên trên bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu.

Giao dịch qua di động được kỳ vọng tăng tới 400% vào năm 2025

Theo công bố mới của Bachbase và IDC trong báo cáo Fintech và Ngân hàng số 2025, các ngân hàng thương mại đang năng động hơn trong thanh toán qua di động, kỳ vọng sẽ tăng tới 400% vào năm 2025.

Các ngân hàng trong khu vực Châu Á sẽ đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin trong thời gian tới, đặc biệt là kênh di động, số hóa chi nhánh và tối ưu hóa quy trình để hỗ trợ nhóm khách hàng ưa chuộng kỹ thuật số ngày càng gia tăng, theo Vnexpress.

Ông Riddhi Dutta – Giám đốc khu vực châu Á của Backbase cho biết ngành ngân hàng Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động cho Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, đã đặt ra mục tiêu phát triển mạnh kênh thanh toán không dùng tiền mặt và hướng tới các loại hình dịch vụ cho các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa,…

Hiện nay, các ngân hàng tại Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đang chịu áp lực từ nhu cầu của khách hàng và khả năng tiếp cận và kiểm soát tương tác kỹ thuật số. Hơn 35 ngân hàng số hoặc tổ chức tín dụng tại APAC đang qua mặt các ngân hàng truyền thống về tính linh hoạt, khả năng tự phục vụ nhu cầu của khách hàng và cá nhân hóa. Vào năm 2025, dự kiến 38% doanh thu của ngân hàng truyền thống sẽ đối mặt với rủi ro nếu không thay đổi việc chỉ tập trung vào hệ thống vận hành cũ, không ưu tiên tích hợp kỹ thuật số.

Tại Việt Nam, 8 ngân hàng lớn nhất đã xác định ngân hàng lõi (core banking) và hiện đại hóa hệ thống thanh toán là ưu tiên hàng đầu, các ngân hàng kỳ vọng tăng trưởng 50% lượng tài khoản mới bằng cách sử dụng tự động hóa thông minh trong khởi tạo tài khoản.

The post Điểm tin kinh tế: Việt Nam đón làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc như thế nào? appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Xem thêm: lmth.oan-eht-uhn-couq-gnurt-ut-taux-nas-neyuhc-hcid-gnos-nal-nod-man-teiv-et-hnik-nit-meid/et-hnik/us-ioht/vt.nkd.www

Comments:0 | Tags:Kinh tế Thời sự

“Điểm tin kinh tế: Việt Nam đón làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc như thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools