Nếu thương chiến Mỹ – Trung là tác nhân thúc đẩy xu hướng dời chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc thì đại dịch virus Vũ Hán lại đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn. Và cơ hội cho Việt Nam.
Giới quan sát nhận định đại dịch COVID-19 đã khiến các quốc gia nhận diện rõ nguy cơ khi các chuỗi cung ứng của họ quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã chững lại khi COVID-19 bùng phát từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng dịch bệnh thực chất chỉ là chất xúc tác cho một diễn biến đã bắt đầu từ lâu, ngay cả trước khi thương chiến Mỹ – Trung bùng nổ.
“Việc di dời chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc thực chất bắt đầu từ trước thương chiến Mỹ – Trung, khi mức lương tại Trung Quốc đã tăng sau một khoảng thời gian. Cả cuộc chiến thương mại và đại dịch hiện nay đều đang kích thích quá trình vốn đã khởi động này” – ông Stephen Olson, cựu chuyên gia đàm phán của Mỹ và hiện đang làm việc tại Quỹ Hinrich Foundation, trả lời Tuổi trẻ ngày 8/5.
Kể từ khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ khoảng một năm rưỡi về trước, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hoạt động sản xuất sang Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Một số công ty Mỹ sản xuất tại Trung Quốc đã xoay xở để gánh thuế quan cao hơn hoặc tăng giá, nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm kiếm nơi khác” – ông Chaisse nhận định.
Theo vị giáo sư này, tới nay hơn 50 công ty đa quốc gia, cả trong và ngoài Trung Quốc, đã quyết định hoặc lên kế hoạch di dời toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất.
Cơ hội cho Việt Nam
Tại hội nghị trực tuyến Thủ tướng với doanh nghiệp hôm (9/5), Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng tác động từ đại dịch virus Vũ Hán đã tạo ra xu hướng tiêu dùng mới; mô hình kinh doanh mới, đem lại cơ hội thị trường cho Việt Nam khi các nước muốn chuỗi cung ứng giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, theo VnExpress.
Cũng theo báo cáo của Uỷ ban Kinh tế mới đây, một số nhà đầu tư nước ngoài đang có ý định chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam vì “tin tưởng vào tính an toàn”. Thực tế, thời gian qua các hãng công nghệ Mỹ, Hàn Quốc đang đẩy nhanh sự đa dạng hóa sản xuất khỏi Trung Quốc mùa dịch và một số đã lựa chọn Việt Nam. Apple gần đây liên tục tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam với các vị trí từ kỹ sư, quản lý vận hành.
Theo tin từ Asia Nikkei, hãng công nghệ Mỹ cũng tăng sản xuất 3-4 triệu chiếc Airpod hoặc khoảng 30% mẫu tai nghe không dây tại Việt Nam trong quý II. Việc sản xuất hàng loạt AirPods tại Việt Nam đã bắt đầu từ tháng 3. Đây là lần đầu tiên hàng triệu tai nghe AirPods được sản xuất ở Việt Nam.
Samsung cũng từng tính chuyển dây chuyền sản xuất một số smartphone cao cấp tới Việt Nam.
Ông Trần Đình Hoè – Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) cũng dự báo có sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam sau dịch, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và Covid-19. Dự báo này của đại diện VASEP càng có cơ sở khi nhu cầu thực phẩm, nhất là thuỷ sản dự báo tăng mạnh đại dịch.
Ông Hoè phân tích, qua thống kê các nhà đầu tư, các tập đoàn nhập khẩu, bán lẻ, thủy sản Việt Nam gia tăng đáng kể. Các quốc gia sản xuất thuỷ sản cạnh tranh chính với Việt Nam như Ấn Độ, Ecuador… phải phong toả cách ly chống dịch, giảm đến 50% sản lượng sản xuất và xuất khẩu. Còn Indonesia, Thái Lan… cũng giảm 30%.
“Khi các nước cạnh tranh chính có độ trễ về phục hồi sản xuất sau dịch so với Việt Nam thì đây là cơ hội lớn”, Tổng thư ký VASEP nhận xét.
Trong nước, chuỗi cung ứng vật tư thiết yếu cho nuôi trồng và chế biến thuỷ sản hầu như không lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Các ngành hàng phụ trợ cho sản xuất thủy sản (sản xuất thuốc, hóa chất, bao bì vật tư, trang thiết bị…) có cơ hội phát triển tại Việt Nam, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thủy sản chủ động hơn trong sản xuất.
Với ngành dệt may, ông Lê Tiến Trường – Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng dự báo, cầu sẽ tăng sau dịch nhưng “từ từ chứ khó tăng ngay”. Vì thế, doanh nghiệp sản xuất, trong đó có dệt may phải sẵn sàng chuẩn bị, chuyển hướng để đón đầu cơ hội, “điểm rơi” chuỗi cung ứng khi cầu quay trở lại.
Để khơi thông thị trường sau dịch, theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, sẽ kết hợp mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại, gắn kết chuỗi cung ứng và các hoạt động phòng vệ thương mại. Riêng với thị trường trong nước, sẽ đẩy mạnh qua kênh thương mại điện tử song song với kênh thương mại truyền thống để kích cầu tiêu dùng. Còn với thị trường nước ngoài, ông Tuấn Anh cho hay, các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN… vẫn là điểm nhấn trọng điểm trong nửa cuối năm 2020.
The post Làn sóng chuỗi sản xuất rời khỏi Trung Quốc chuyển sang Việt Nam appeared first on Đại Kỷ Nguyên.
Xem thêm: lmth.man-teiv-gnas-neyuhc-couq-gnurt-iohk-ior-taux-nas-iouhc-gnos-nal/us-ioht/vt.nkd.www