vĐồng tin tức tài chính 365

Lý do không hủy vụ án Hồ Duy Hải dù vi phạm tố tụng?

2020-05-26 17:39

Liên quan đến những thắc mắc quanh phán quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải hôm 8/5. Sáng 12/5, Phó Chánh án TAND Tối cao nêu 3 vấn đề không hủy vụ án Hồ Duy Hải để điều tra lại dù vi phạm tố tụng.

Thông tin về phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải – ông Nguyễn Trí Tuệ cho VnExpress biết trong 3 ngày làm việc, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã công bố các tài liệu, chứng cứ vụ án, kết quả thẩm định. Qua đó, việc toà án các cấp xét xử Hồ Duy Hải về tội “Giết người, Cướp tài sản” là có căn cứ. 

Giải thích lý do Hội đồng Thẩm phán xác định kháng nghị đề nghị hủy án của VKSND Tối cao là “không phù hợp với pháp luật”, ông Tuệ cho hay “luật không cho phép Viện trưởng VKSND Tối cao và Chánh án TAND Tối cao kháng nghị xem xét lại vụ án khi quyết định bác ân giảm của Chủ tịch nước đang có hiệu lực pháp luật”. 

Phó Chánh án nêu ba vấn đề nổi lên sau phán quyết “bác kháng nghị” của Hội đồng Thẩm phán tại phiên giám đốc thẩm.

Thứ nhất: Vì sao nhận định có thiếu sót, vi phạm tố tụng nhưng không huỷ án?

Ông Tuệ giải thích cấp giám đốc thẩm thấy rằng trong quá trình điều tra, cơ quan tố tụng có những vi phạm, sai sót như không kịp thời thu con dao, cái thớt, có vết máu không giám định… Những sai sót trên được đánh giá không ảnh hưởng tới bản chất vụ án nên không thể hủy án để điều tra bổ sung.

Ảnh chụp màn hình VnExpress.

“Qua xem xét, đối chiếu lời khai, chứng cứ, Hội đồng Thẩm phán xác định Hải không oan. Bản chất của vấn đề là hành vi giết người cướp của Hải phải bị trừng trị theo pháp luật”, Phó chánh án nói.

Thứ hai: Chánh án TAND Tối cao khi làm Viện trưởng VKSND Tối cao đã có quyết định không kháng nghị và hiện làm chủ tọa phiên giám đốc thẩm, có vi phạm quy định tố tụng không?  

Ông Tuệ cho hay với quy trình tố tụng bình thường thì thẩm phán hoặc người tố tụng phải từ chối ngồi ghế Hội đồng xét xử trong một số trường hợp. Tuy nhiên, Giám đốc thẩm là giai đoạn tố tụng đặc biệt. Luật quy định chánh án, viện trưởng có quyền kháng nghị hoặc không kháng nghị nhưng vẫn tham gia Hội đồng Thẩm phán. Hơn nữa, họ còn tham gia tố tụng không chỉ một lần mà còn nhiều lần,  không vi phạm.

“Quy định đặc biệt tố tụng nhiều lần của cấp giám đốc thẩm là thế”, ông nói và ví dụ nếu vụ án này bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xem xét lại thì cả Hội đồng thẩm phán sẽ ngồi lại một lần nữa. 

Thứ ba: Dư luận xã hội cho rằng thành viên Hội đồng Thẩm phán không vô tư, khách quan khi giơ tay theo Chánh án?

Nói về điều này, ông Tuệ trình bày: “Tôi khẳng định các thành viên hội đồng thẩm phán hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc chánh án. Chúng tôi là thẩm phán do Quốc hội phê chuẩn, do Chủ tịch nước bổ nhiệm, không có gì chi phối phải nghe theo”.

Theo ông, 17 thành viên của Hội đồng Thẩm phán “biểu quyết bằng cái tâm, bằng nhận thức pháp luật của mình và chịu trách nhiệm với việc biểu quyết”.

Trong một diễn biến liên quan, hôm 10/5, báo Tuổi trẻ đưa tin rằng mẹ của bị cáo, tử tù Hồ Duy Hải, bà Nguyễn Thị Loan, đã gửi đơn tới Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

“Trong đơn vừa được gửi đi, mẹ của bị án Hồ Duy Hải khẩn thiết đề nghị chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội với hy vọng quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao sẽ được xem xét lại,” tờ báo thuộc Thành Đoàn TP. HCM cho hay.

Ảnh chụp màn hình BBC.

Năm 2015 đã có một cuộc giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về án oan, sai, trong đó có vụ Hồ Duy Hải. Sau đó, Ủy ban Tư pháp Quốc hội và đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga nhiệm kỳ này có văn bản cho rằng quá trình điều tra, trúy tố, xét xử có những vi phạm nghiêm trọng cần kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Viện trưởng VKSND Tối cao sau đó ra kháng nghị đề nghị TAND Tối cao giám đốc thẩm theo hướng hủy án để điều tra lại. Tuy nhiên, phiên giám đốc thẩm kéo dài ba ngày, từ 6 đến 8/5 đã bác kháng nghị này.

Ảnh chụp màn hình Tintucvietnam.

Hồ Duy Hải bị cáo buộc, tối 13/1/2008 đến Bưu điện Cầu Voi chơi rồi sát hại chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và em họ tên Vân (21 tuổi).

TAND tỉnh Long An và Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên phạt bị cáo mức án tử hình. Sau 12 năm gia đình vẫn đang đi kêu oan.

The post Lý do không hủy vụ án Hồ Duy Hải dù vi phạm tố tụng? appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Xem thêm: lmth.gnut-ot-mahp-iv-ud-iah-yud-oh-na-uv-yuh-gnohk-od-yl/us-ioht/vt.nkd.www

Comments:0 | Tags:Pháp luật Thời sự

“Lý do không hủy vụ án Hồ Duy Hải dù vi phạm tố tụng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools