vĐồng tin tức tài chính 365

Mùa hè cẩn thận sốt mò

2023-05-28 14:46
Khám cho bệnh nhân sốt mò đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang - Ảnh BVCC

Khám cho bệnh nhân sốt mò đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang - Ảnh BVCC

 
Nguy kịch chỉ vì một nốt côn trùng đốt

Khoa nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang đang điều trị cho 2 bệnh nhân nam tên L.V.T., 17 tuổi, trú xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn và B.V.K., 42 tuổi, trú xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên. Cả hai đều được chẩn đoán sốt mò.

Qua khai thác thông tin, 2 bệnh nhân đều đi rừng về và đột nhiên sốt cao liên tục khoảng 5-7 ngày nay không đỡ, nên đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang thăm khám và điều trị.

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, bác sĩ phát hiện 2 bệnh nhân đều có 1 nốt côn trùng đốt gây tổn thương và đã đóng vảy, cùng các triệu chứng của bệnh sốt mò nên đã điều trị bằng thuốc doxycycline và chăm sóc tích cực. Sau 1 ngày cả hai bệnh nhân đã cắt sốt và đang dần hồi phục sức khỏe.

Bác sĩ Đoàn Thị Thúy Tình, phó trưởng khoa nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, cho biết: Sốt mò (hay còn gọi là sốt phát ban bụi rậm do Rickettsia tsuisugamushi) thường xảy ra vào mùa mưa và nóng, từ tháng 5 đến tháng 10.

Bệnh gây sốt cấp tính, đau đầu dữ dội và nổi hạch. Ở chỗ mò đốt, lúc đầu có tổn thương gồm một vết loét có đóng vảy trên da rất điển hình, sau đó bắt đầu sốt.

Nếu bệnh nhân không được chẩn đoán đúng và điều trị sốt mò kịp thời, sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm cơ tim, truy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn; viêm phổi, phế quản nặng do bội nhiễm hoặc do chính Rickettsia; viêm não, màng não… hoặc suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhiều người thương vong vì bệnh dễ bị bỏ qua

Theo bác sĩ Đỗ Văn Đông, Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tại bệnh viện đã ghi nhận những ca bệnh với các biến chứng nặng của sốt mò như suy hô hấp, viêm não, có trường hợp tử vong do suy đa tạng không hồi phục.

Như trường hợp một bệnh nhân nam sau khi làm vườn, khởi phát bệnh 10 ngày trước vào bệnh viện với biểu hiện sốt cao, có cơn rét run kèm theo đau đầu và ho thúng thắng.

Người bệnh đã được điều trị tại bệnh viện huyện và bệnh viện tỉnh với chẩn đoán viêm phổi - phế quản, suy tim nhưng không đỡ, ngày càng nặng hơn. Bệnh nhân được chuyển đến khoa bệnh lây đường hô hấp và hồi sức trong tình trạng ý thức lơ mơ, kích thích vật vã, sốt cao liên tục, huyết áp tụt thấp, khó thở và thiểu niệu.

Thăm khám phát hiện 1 vết loét điển hình do ấu trùng mò đốt ở vùng bìu với kích thước 1 x 1,5cm, hình bầu dục, có vảy thâm; xét nghiệm test nhanh và PCR với O. tsutsugamushi trong máu đều dương tính.

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh sốt mò biến chứng suy đa tạng (hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông máu). Người bệnh được áp dụng các biện pháp điều trị hồi sức tích cực với kháng sinh đặc hiệu, sau 7 ngày đã hết sốt, bỏ được máy thở, rút ống nội khí quản và ra viện sau 21 ngày điều trị trong tình trạng bệnh đã hồi phục hoàn toàn.

Bệnh sốt mò thường gặp ở các nước châu Á nhiệt đới, nhất là những khu rừng núi có cây cối rậm rạp, đất mùn ẩm ướt, ở các hang hốc trong núi đá hay dọc hai bên bờ sông suối, bờ biển. Đó là những nơi có khí hậu nóng ẩm, thích hợp cho con mò phát triển, đồng thời có nhiều con vật mang mầm bệnh như các loài gặm nhấm sinh sống.

Như vậy những người hay vào rừng lấy gỗ, làm rẫy, khai hoang, săn bắn, các đơn vị bộ đội đi hành quân, những người khách tham quan du lịch hoặc người dân sống ở nơi ẩm thấp bị mò, thậm chí là ấu trùng của con mò qua vật chủ trung gian là các loài gặm nhấm, đặc biệt là chuột đốt và nhiễm vi khuẩn.

Chẩn đoán sốt mò đôi khi khá dễ dàng nếu phát hiện người bệnh có vết loét đặc trưng do ấu trùng mò đốt ngoài da. Tuy nhiên, bệnh rất hay bị bỏ sót vì vết loét thường nằm ở vùng kín đáo của cơ thể và không đau, không ngứa và khu trú ở những vùng da mềm như: cổ, nách, ngực, bụng, bẹn… nên người bệnh không biết đến.

Bác sĩ bỏ qua yếu tố dịch tễ, không tìm và quan sát được vết loét nên chẩn đoán dễ bỏ sót và không điều trị kịp thời, dẫn đến các biến chứng nặng.

Cách phòng bệnh

- Tích cực phát quang khu vực xung quanh nhà ở, dọn dẹp sạch cỏ dại, cây cối um tùm cũng như diệt chuột, các loại gặm nhấm. Khơi thông cống rãnh, định kỳ phun thuốc diệt côn trùng 6 tháng/lần.

- Không nằm hoặc phơi quần áo ở những nơi ẩm ướt để tránh ấu trùng mò bám vào.

- Khi vào rừng tham quan hay làm việc chú ý tránh nghỉ ngơi dưới cây cỏ rậm rạp, nhiều cỏ dại, đất mùn. Không nằm dưới đất mà nằm trên võng cao. Nên mặc quần áo kín đáo, đi giày cao cổ. Dùng thuốc xua đuổi côn trùng bôi vào vùng da trống. Đi về nên thay đồ ngay và tắm rửa sạch sẽ, không nên mặc đi lại nhiều lần.

- Khi sốt cao không rõ nguyên nhân cần kiểm tra kỹ tất cả bề mặt da trên cơ thể tìm các vết đốt lạ, sau đó cần đưa đến các cơ sở y tế sớm để được các bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh để lại các hậu quả đáng tiếc.

Bệnh sốt mò - phát hiện muộn dễ gây tử vongBệnh sốt mò - phát hiện muộn dễ gây tử vong

Bệnh sốt mò xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu về mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10, cao điểm là các tháng 6-7.

Xem thêm: mth.50355536082503202-om-tos-naht-nac-eh-aum/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mùa hè cẩn thận sốt mò”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools