Ca bệnh ở Hà Nam đã thành chùm 14 ca bệnh
Chiều 30.4, dù vào ngày nghỉ lễ, nhưng do tình hình phức tạp của dịch bệnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội vẫn triệu tập cuộc họp để bàn phương án đối phó.
Chiều 30.4: Thêm 14 ca Covid-19 với 4 ca cộng đồng ở Hà Nam và Hà Nội |
Sở Y tế Hà Nội cho biết, theo công bố chính thức của Bộ Y tế, từ bệnh nhân 2899 tại Hà Nam (BN2899), đến nay đã lây ra nhiều tỉnh thành khác, trong đó có 9 trường hợp đã được Bộ xác định (có mã bệnh nhân, gồm Hà Nam 5, Hưng Yên 2, TP.HCM 1 và Hà Nội 1).
Tuy nhiên, theo kết quả xét nghiệm mới nhất của CDC Hà Nội, đến nay, Hà Nội đã ghi nhận thêm 2 trường hợp mới, và tại Hà Nam cũng có thêm 3 trường hợp. Như vậy, tổng số ca trong chùm ca bệnh này đã lên đến 14 trường hợp, cho thấy mức độ lây lan nhanh của dịch bệnh.
3 bệnh nhân được phát hiện tại Hà Nội trong chưa đầy 24 giờ qua là BN2911 (F1 của BN2899, tiếp xúc ngày 22.4) được lấy mẫu xét nghiệm ngày 29.4, kết quả mắc Covid-19, nhưng hiện vẫn không có triệu chứng, đang được điều trị và cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 tại Đông Anh.
Điều tra có 21 trường hợp tiếp xúc gần với BN2911, và trong số này đã có 2 người trở thành FO, là BN 2927 và BN2928. 19 trường hợp còn lại âm tính.
Hà Nội thêm 2 ca Covid-19 là công nhân khu công nghiệp Thăng Long |
BN2927 là N.Đ.Đ, 27 tuổi, trú tại thôn Lỗ Giao, xã Việt Hùng, H.Đông Anh, là công nhân tại Công ty TNHH Vinco (địa chỉ tại Kim Chung, Đông Anh), tiếp xúc với BN2911 ngày 26.4 trong một bữa ăn, được lấy mẫu xét nghiệm ngày 30.4, kết quả dương tính.
Điều tra sơ bộ cho thấy có 17 trường hợp F1 liên quan đến bệnh nhân Đ., là công nhân làm cùng công ty.
BN2928 là N.H.N, nữ, 25 tuổi, cũng trú tại thôn Lỗ Giao, là công nhân tại Công ty TNHH Panasonic (khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Đông Anh), là F1 của BN2911, tiếp xúc trong một bữa ăn ngày 26.4.
Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, có 33 trường hợp F1 của bện nhân N. (3 tại gia đình và 30 tại công ty bệnh nhân làm việc).
H.Đông Anh đã lập 1 chốt cách ly khu vực bệnh nhân 2911 sinh sống ở thông Trung, xã Việt Hùng, gồm 17 hộ gia đình với 73 người (52 người lớn, 21 trẻ em).
Thêm một con hẻm trên đường Phạm Đăng Giảng bị phong tỏa vì Covid-19 |
Coi toàn bộ công nhân làm việc cùng phân xưởng với F0 là F1
Với việc đã ghi nhận 3 trường hợp bệnh nhân, trong đó có 2 trường hợp từ F2 đã chuyển thành F0 và làm việc tại các khu công nghiệp có nhiều lao động, tiếp xúc với nhiều người, khiến tình hình dịch của Hà Nội được nhận định là khá phức tạp, dự báo khả năng sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới, do đây là chùm ca bệnh có tốc độ lây lan nhanh trong thời gian tiếp xúc ngắn.
Sở Y tế Hà Nội tiếp tục đề nghị thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng đối với xã Việt Hùng và thực hiện Chỉ thị 15 đối với xã Uy Nỗ.
Sở Y tế cũng cảnh báo, đối với các khu vực đã phong tỏa, cần kiểm soát chặt chẽ, không cho người dân ra, vào theo đúng tinh thần “nội bất xuất - ngoại bất nhập”. Bên trong khu cách ly thì các hộ gia đình phải cách ly giữa nhà với nhà, không được giao lưu với nhau.
Hà Nội đặt mục tiêu “tuyệt đối không để xảy ra gián đoạn” việc phòng, chống dịch và đang khẩn trương lấy mẫu toàn bộ người dân thôn Trung, xã Việt Hùng
Theo Phó trưởng ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội, hiện Công ty TNHH Panasonic đã dừng toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Công ty Vinco có 2 phân xưởng thì đã phải dừng toàn bộ phân xưởng 2 vì có 1 F0 và khoảng gần 20 F1. Ban quản lý Khu công nghiệp cũng đã yêu cầu công ty phun khử khuẩn và lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ công nhân.
Theo PGS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế, người được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo tham dự cuộc họp tại Hà Nội, thì ông Long chỉ đạo phải coi toàn bộ người lao động làm cùng phân xưởng với F0 là F1, bởi nhiều lý do, trong đó có việc các doanh nghiệp điện tử như Panasonic đều dùng 1 điều hòa trung tâm.
Ông Long cũng yêu cầu địa phương lập danh sách toàn bộ lao động của doanh nghiệp, gửi cho các tỉnh để họ chủ động phòng dịch với công dân của tỉnh mình.