vĐồng tin tức tài chính 365

Chứng khoán bứt phá hay sụt sâu, nhà đầu tư nên “giữ hàng” hay bán tháo

2021-05-09 03:41

Hai kịch bản cho thị trường chứng khoán trong tháng 5 đã được các chuyên gia chứng khoán dự báo trong bối cảnh dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp. Nhà đầu tư nên làm gì lúc này?

Trước những rủi ro đang đối mặt trong tháng 5, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI dự báo 2 kịch bản của thị trường.

Kịch bản 1, chỉ số VN-Index giữ được đà tăng. Nhà đầu tư nên tăng dần tỉ trọng cổ phiếu khi chỉ số VNIndex vượt qua mốc kháng cự quan trọng hiện tại là 1.260-1.262 điểm, đi cùng với sự gia tăng về thanh khoản. Tỉ trọng cổ phiếu được nâng lên cao hơn nữa khi chỉ số xác nhận vượt đỉnh cũ 1.286 điểm thành công. Lúc này, chỉ số VN-Index có nhiều khả năng sẽ hướng đến vùng giá mục tiêu tiếp theo nằm tại vùng 1.350-1.400 điểm.

Kịch bản 2, chỉ số VNIndex đảo chiều trở lại do các nhân tố rủi ro tiềm ẩn.

“Nhà đầu tư cần chờ đợi phản ứng của thị trường tại các vùng hỗ trợ. Vùng hỗ trợ gần là 1.220 điểm và vùng hỗ trợ mạnh là 1.200 điểm. Hoạt động giải ngân có thể được xem xét tại các mức hỗ trợ này, đặc biệt khi chỉ số hồi phục trở lại với nền thanh khoản cao” - chuyên gia SSI khuyến cáo.

Với nền so sánh rất thấp ở quý II/2020 và giá hàng hóa cơ bản chưa có khả năng điều chỉnh mạnh trong quý II/2021, dự báo các công ty niêm yết sẽ tiếp tục ghi nhận kết quả lạc quan trong quý II/2021.

Top những mã chứng khoán tác động mạnh nhất lên chỉ số VN-Index thời gian qua. Ảnh SSI
Top những mã chứng khoán tác động mạnh nhất lên chỉ số VN-Index thời gian qua. Ảnh: SSI

Lợi nhuận tăng trưởng tốt trong quý I đã đưa hệ số P/E trượt 12 tháng của VN-Index vào ngày 6.5 về mức thấp hơn là 17,3 lần so với mức 18,5 lần vào cuối tháng 3. Trong khi đó, hệ số P/E ước tính năm 2021 của SSI Coverage đã về mức 15 lần, thấp hơn mức 15,9 lần cũng ở thời điểm cuối tháng 3 và đây là mức khá hấp dẫn trong dài hạn.

Nhìn lại quý I/2021, diễn biến vĩ mô tiếp tục tích cực trong tháng 4 khi các chỉ số kinh tế chính đều tăng mạnh so với cùng kỳ. Đáng chú ý, tất cả các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ đạo đều tăng trưởng tốt.

Thêm vào đó, chỉ số CPI giảm tháng thứ 2 liên tiếp, tạo điều kiện cho mặt bằng lãi suất chung được duy trì ổn định. Theo sát diễn biến của các chỉ số vĩ mô, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục cho thấy, sự phục hồi mạnh mẽ, vượt trên mức kỳ vọng của thị trường.

Trên HOSE, tổng lợi nhuận có quý phục hồi thứ 2 liên tiếp sau tín hiệu phục hồi từ quý III/2019 với tăng trưởng được đẩy mạnh lên 57% so với cùng kỳ.

Dòng vốn ETF đón nhận giá trị kỷ lục trong tháng 4 với lượng vốn vào ròng lên tới 370 triệu USD, tương đương khoảng 8.700 tỉ đồng ghi nhận trên 10 quỹ ETF chính đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Giá trị giao dịch trên toàn thị trường tăng 15,6% so với tháng trước, đạt bình quân 22.450 tỉ đồng/phiên. Giao dịch sôi động hơn qua kênh khớp lệnh khi giá trị qua kênh này tăng đến 18,7% đạt 20.544 tỉ đồng/phiên.

Một tín hiệu tích cực là giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE đã tăng 21,5% lên 16.768 tỉ đồng/phiên trong tháng 4 và 14.801 tỉ đồng/phiên nếu tính từ đầu năm. Giá trị giao dịch bình quân 4 tháng đầu năm 2021 hiện ở cao gần gấp 3 lần mức bình quân trong năm 2020.

Xem thêm: odl.901709-oaht-nab-yah-gnah-uig-nen-ut-uad-ahn-uas-tus-yah-ahp-tub-naohk-gnuhc/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chứng khoán bứt phá hay sụt sâu, nhà đầu tư nên “giữ hàng” hay bán tháo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools