vĐồng tin tức tài chính 365

Financial Times: Thế giới đang đối mặt với một 'siêu chu kỳ' không giống như những năm 2000

2021-05-11 13:45

Cũng giống như nhiều cuộc cách mạng công nghiệp, sự bùng nổ trong một thời gian dài của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh người dân và nhiều hoạt động "tràn đến" đến các thành phố. Điều này đã góp phần tạo nên "siêu chu kỳ" hàng hóa vào những năm 2000.

Sự tham gia của khoảng 1 tỷ người vào nền kinh tế toàn cầu đã đẩy mạnh nhu cầu đối với sắt, đồng và dầu. Nguyên liệu cũng là yếu tố cần thiết đối với các nhà máy cũng như nhân công. Trong khi dân số của quốc gia này đã giảm vào năm ngoái, thì giá hàng hóa vẫn đang tăng từng ngày.

Hôm thứ Hai, giá hợp đồng tương lai quặng sắt tính theo đồng USD đã đạt mức cao kỷ lục, tăng 10% ngay trong phiên. Và đà tăng không chỉ diễn ra đối với kim loại được dùng để sản xuất thép này. Giá đồng cũng đạt mức cao chưa từng thấy. Giá nhôm và đồng đồng loạt tăng cao. Giá palladium – vốn được sử dụng trong bộ lọc khí thải cho ô tô, chứng kiến diễn biến tương tự. Trong khi đó, ngay cả các mặt hàng nông nghiệp như cây trồng, vật nuôi cũng tăng.

Financial Times: Thế giới đang đối mặt với một siêu chu kỳ không giống như những năm 2000  - Ảnh 1.

Giá quặng sắt tăng vọt trong bối cảnh nhu cầu bùng nổ.

Dù ở lần này, Trung Quốc không đóng vai trò thúc đẩy như giai đoạn giá hàng hóa tăng cao trước đây, nhưng những dự đoán về siêu chu kỳ mới nhất cũng có cơ sở hợp lý. Đó là, nỗ lực giảm phát thải nhiên liệu hóa thạch của các nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, chi tiêu cơ sở hạ tầng của Mỹ tăng lên, đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với một số kim loại và các vật liệu – như đồng, lithium, tăng cao. Quá trình "chuyển đổi xanh" này sẽ ảnh hưởng đến cả nguồn cung.

Hiện tại, các yếu tố ngắn hạn đang phần nào đó có tác động đến xu hướng này. Việc các quốc gia áp đặt những biện pháp phong tỏa đã ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng ở những quốc gia giàu có. Họ chuyển từ dịch vụ sang hàng hóa, từ đó làm tăng nhu cầu đối với nguyên liệu thô dùng để sản xuất đồ điện tử tiêu dùng.

Trong khi đó, tình trạng đóng cửa, ngừng hoạt động – ví dụ như các nhà máy lọc dầu ở Texas, đã dẫn đến tình trạng "nút thắt cổ chai". Cùng với đó, việc nền kinh tế mở cửa sớm hơn dự kiến cũng làm tăng nhu cầu tiêu dùng ở các nước giàu. Theo đó, hàng hóa cũng đang là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư đang đặt cược vào sự hồi phục và tìm kiếm "hàng rào" chống lạm phát.

Khi những yếu tố ngắn hạn dần biến mất, một số xu hướng dài hạn có thể sẽ xuất hiện. Dù dân số Trung Quốc giảm xuống, nhưng quốc gia này vẫn đang trở nên giàu có hơn. Chi tiêu đầu tư của chính phủ vào những dự án cơ sở hạ tầng cần đến thép và đồng đang phần nào thúc đẩy sự hồi phục hậu đại dịch.

Financial Times: Thế giới đang đối mặt với một siêu chu kỳ không giống như những năm 2000  - Ảnh 2.

Cuối cùng, sự cân bằng trong chi tiêu của người dùng sẽ thúc đẩy doanh số bán ô tô và hàng gia dụng kích cỡ lớn. Ngoài ra, chi tiêu nhà nước đối với đường sắt cao tốc giảm xuống cũng không có nghĩa là nhu cầu đối với kim loại công nghiệp đã kết thúc.

Chính phủ các quốc gia giàu – dẫn đầu là Mỹ, cũng đang lên kế hoạch tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng vào các cảng, đường bộ và đường cao tốc. Động thái này cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu. Hơn nữa, những dự định về việc thay thế động cơ đốt trong bằng động cơ điện và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trạm sạc pin cũng được đẩy mạnh. Có thể thấy, "cuộc cách mạng xanh" sẽ cần đến một số vật liệu tương tự như cuộc cách mạng công nghiệp.

Dẫu vậy, không phải loại hàng hóa nào cũng tăng do nhu cầu. Trong khi giá dầu và lithium tăng lên, điều này phần nào phản ánh nguồn cung đang bị hạn chế. OPEC đã hạn chế sản lượng và có thể tăng giá khi mọi loại giá hàng hóa cũng đi lên.

Tuy nhiên, các hãng sản xuất dầu khí lớn khác đã cắt giảm chi tiêu vào năm ngoái, khi đại dịch khiến hoạt động du lịch quốc tế và những hoạt động kinh tế khác bị ngưng trệ. Theo đó, nhiều hãng đang dần thích nghi với bối cảnh nhu cầu trên thế giới thấp hơn. Dù đáp ứng hầu hết nhu cầu tăng trưởng của thế giới từ năm 2015, nhưng giá dầu đá phiến ở Mỹ không còn tăng nữa.

Vai trò của Trung Quốc với tư cách là công xưởng của thế giới trong những năm 2000 đã thúc đẩy giá của mọi hàng hóa. Nếu siêu chu kỳ lặp lại ở lần này, với các loại giá cả tăng cao hơn cả xu hướng dài hạn, thì mọi thứ sẽ không giống như trước đây, khi diễn biến giá tăng/giảm của mỗi loại hàng hóa hiện tại đến từ những nguyên nhân khác nhau.

Tham khảo Financial Times

Xem thêm: nhc.34662111111501202-0002-man-gnuhn-uhn-gnoig-gnohk-yk-uhc-ueis-tom-iov-tam-iod-gnad-ioig-eht-semit-laicnanif/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Financial Times: Thế giới đang đối mặt với một 'siêu chu kỳ' không giống như những năm 2000”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools