vĐồng tin tức tài chính 365

Cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất

2021-05-12 03:21

Cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất

T.H

(KTSG Online) - Tại cuộc hội nghị về phòng chống dịch chiều 11-5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh: “Chúng ta cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho những kịch bản xấu nhất để điều xấu nhất không đến với chúng ta.”

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trong cộng đồng. Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại cuộc hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong cả nước về chủ động ứng phó và xử lý dịch Covid-19 trong tình huống khẩn cấp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nêu rõ, tại Việt Nam trong thời gian gần đây dịch bệnh đang diễn biến hết sức nghiêm trọng. Chỉ trong vòng có 2 tuần, nhiều tỉnh đã có dịch, một số bệnh viện đã có người bệnh, người nhà và nhân viên y tế mắc Covid-19, trong đó có chủng virus biến thể “siêu lây nhiễm” xuất hiện lần đầu ở Anh, Ấn Độ, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.

Theo bản tin tối 11-5 của Bộ Y tế, tính từ 12 giờ đến 18 giờ ngày 11-5 có 30 ca mắc mới Covid-19.

Như vậy, tính từ 6 giờ đến 18 giờ hôm nay, cả nước có thêm 71 ca nhiễm mới.

Tính đến 18 giờ ngày 11-5, Việt Nam có tổng cộng 2.098 ca ghi nhận trong nước và 1.439 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay: 528 ca.

Trên thế giới đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành, gây hậu quả cực kỳ to lớn. Tính đến ngày 11-5-2011, thế giới đã có tới 160 triệu ca mắc, trong số đó trên 3,3 triệu người vĩnh viễn ra đi, bao gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nền kinh tế.

Trong thời gian gần đây, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã ban hành Công điện 615/CĐ-BCĐQG về việc nâng mức cảnh báo dịch lên mức cao nhất, Công điện 628/CĐ-BCĐQG về việc giãn cách và xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến cuối và trường đại học, Công văn số 3775/BYT-KCB về việc tăng cường phòng chống dịch Covid-19. Các văn bản này là hướng dẫn quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Để ngăn chặn thảm cảnh do dịch bệnh, cách tốt nhất chúng ta có thể làm được là thực hiện đúng như những gì Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quỗ gia phòng, chống dịch Covid-19 đã chỉ đạo, chuyển từ thế phòng ngự sang chủ động tiến công. “Chúng ta cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng những kịch bản xấu nhất để điều xấu nhất không đến với chúng ta,” Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng tiểu ban Điều trị, Phó Trưởng Tiểu ban an toàn Tiêm chủng, trong đợt dịch thứ tư, tính từ ngày 27-4, cả nước đã có 485 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng và các bệnh viện, chiếm chiếm 1/6 số ca mắc thời gian qua. Với các chủng mới từ Anh và Ấn Độ, dịch bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh trong giai đoạn này.

“Việc xuất hiện dịch ở khu vực bệnh viện tuyến Trung ương điều trị bệnh nhân Covid-19 và bệnh nhân ung thư là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch lan rộng do các bệnh nhân đến khám bệnh và trở về địa phương,” PGS.TS. Lương Ngọc Khuê nhận định.

Đến thời điểm này, cả nước đã có 10 bệnh viện bị cách ly, phong tỏa do có bệnh nhân Covid-19, dịch đã lan ra 31 tỉnh, thành phố trong cả nước.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê cho biết, lãnh đạo Bộ Y tế đã nhận định tình hình dịch đang rất phức tạp và hiện đã xác định được 4 nhóm phát sinh dịch. Vì vậy, Bộ Y tế đã nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất và yêu cầu chủ động xét nghiệm Covid-19 tại các bệnh viện.

“Các bệnh viện cần sẵn sàng phương án ứng phó trong tình huống có ca bệnh xâm nhập vào bệnh viện; tập trung thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế, không để lây lan dịch bệnh, nếu không sẽ rất khó khăn trong công tác phòng, chống dịch,” ông nói.

Phát biểu tại hội nghị, Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh nhận định, có thể còn có ca dương tính trong cộng đồng mà chúng ta chưa phát hiện ra. Nên cần siết chặt công tác đảm bảo lây nhiễm trong bệnh viện.

Ông Khoa cho biết bệnh viện là nơi có khả năng lây nhiễm cao, nhất là các bệnh viện tuyến cuối, bệnh nhân và người nhà đến từ nhiều tỉnh thành, việc phân luồng sàng lọc bệnh nhân đến khám vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, có khoảng 80% ca Covid-19 không có triệu chứng nên khả năng lọt các trường hợp nghi nhiễm rất dễ xảy ra. ….

Phó Cục trưởng Cục quản lý khám chữa đề nghị, các cơ sở y tế bên cạnh việc thực hiện nghiêm chỉ đạo phòng kiểm soát lây nhiễm của Bộ Y tế, cần chọn 1 đơn vị cơ sở khám chữa bệnh tập trung điều trị COVID-19 khi dịch bùng phát… Điều này sẽ giúp các địa phương vừa tiết kiệm nhân lực và các  nguồn lực khác để ứng phó với dịch bệnh. Ngoài ra, cần tăng cường tập huấn hướng dẫn, kiểm tra giám sát các bệnh viện, đặc biệt những bệnh viện có nguy cơ cao như bệnh viện phổi, sản, nhi… Địa phương cần   kiên quyết  tạm dừng hoạt động các bệnh viện không đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

Bộ Y tế lưu ý các cơ sở y tế phải chủ động thực hiện nghiêm xét nghiệm định kỳ đối với những bệnh nhân, người nhà thường xuyên ra vào bệnh viện, trong đó cần quan tâm đến vấn đề  sàng lọc.  Chỉ chuyển tuyến với bệnh nhân có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.  Kinh nghiệm tại Bệnh viện K cho thấy, chính nhờ xét nghiệm định kỳ mà bệnh viện đã phát hiện ra một số ca Covied-19, đây là  bài học cho thấy xét nghiệm định kỳ giúp giảm thiểu nguy cơ.

Ông Khoa lưu ý các cơ sở y tế cần chú ý tới vấn đề giãn cách trong bệnh viện, tránh lây nhiễm chéo. Tại khu cấp cứu, cần bố trí vùng đệm, cách ly tạm thời để khám và điều trị cho người bệnh cấp cứu trong khi chờ kết quả xét nghiệm SARS C0V-2. Bộ Y tế cho hay,  qua kiểm tra vùng đệm trong khu cấp cứu nhiều bệnh viện chưa làm tốt.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung trao đổi về các nội dung: Giãn cách và cách ly trong bệnh viện, Bệnh viện dã chiến, Chiến lược về xét nghiệm, Kiểm soát nhiễm khuẩn, An toàn tiêm chủng vaccine.

Theo TTXVN, Bộ Y tế

Xem thêm: lmth.tahn-uax-nab-hcik-ohc-gnas-nas-eht-mat-ib-nauhc-nac/032613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools