- Indonesia chưa tìm ra cách trục vớt tàu ngầm gặp nạn
- Nga hạ thủy tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk lớp Yasen đa mục đích
- Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen của Nga có khả năng tiêu diệt mục tiêu cách 1.400km
Thông tấn Nga TASS cho biết, tàu ngầm hạt nhân Kazan chính thức được đưa vào trực chiến từ ngày 7/5 (giờ địa phương), thuộc biên chế Hạm đội Phương Bắc của Hải quân Nga, sau khi nó hoàn tất quá trình thử nghiệm nghiêm ngặt kéo dài nhiều tháng.
Tàu ngầm Kazan của Nga. Ảnh: ITN |
Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Nikolai Yevmenov, khẳng định, Kazan là con tàu dẫn đầu nhóm tàu chiến thế hệ mới của Nga. Nó được trang bị những mẫu vũ khí và thiết bị điện tử tiên tiến để đáp ứng mọi sứ mệnh trên mọi vùng biển.
Việc biên chế tàu Kazan được xem là bước tiến quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm hạt nhân Nga, vốn trang bị chủ yếu các tàu được đóng từ thời Liên Xô. Từ khi Liên Xô tan rã, Nga mới biên chế duy nhất một tàu chiến thế hệ mới, thế hệ thứ tư, là tàu Severodvinsk thuộc Đề án 855 Yasen.
Theo TASS, tàu Kazan được khởi đóng năm 2009, hạ thủy từ năm 2017 và vài lần bị lùi lịch biên chế do các sự cố. Tàu dài khoảng 120m, có độ choán nước 13.800 tấn và khả năng hoạt động ở độ sâu 520m với tốc độ tối đa khoảng 31 hải lý/ giờ.
Về vũ khí, mỗi tàu thuộc lớp Yasen-M được trang bị 8 ống phóng thẳng đứng với 32 tên lửa chống hạm P-800 Oniks hoặc 40 tên lửa hành trình 3M-54 Kalibr, cùng ống phóng ngư lôi 533 mm. Số vũ khí trên cho phép tàu ngầm lớp Yasen-M một mình đương đầu với cả biên đội tàu chiến đối phương.
Tàu ngầm thuộc lớp Yasen của Nga. Ảnh: TASS |
Dù chưa được công khai, song tàu ngầm Yasen-M được cho có thể mang tên lửa siêu vượt âm diệt hạm Zircon mà Nga đang phát triển, có thể được khai hỏa từ ống phóng Oniks hoặc Kalibr. Tàu cũng có khả năng triển khai ngư lôi không người lái mang đầu đạn hạt nhân Poseidon.
Cuối năm ngoái, tàu Kazan từng khai hỏa tên lửa Kalibr từ Biển Trắng, nhắm trục mục tiêu cách hơn 1.000km ở bãi thử Chizha.
Giới phân tích phương Tây cho rằng tàu ngầm lớp Yasen của Nga rất đáng ngại, bởi nó sở hữu tốc độ cao, vũ khí mạnh và độ ồn rất thấp. Năm 2019, quan chức quốc phòng Mỹ thừa nhận họ không thể tìm thấy tàu ngầm Severodvinsk khi nó hoạt động ở Đại Tây Dương dù đã triển khai lượng lớn tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay tuần thám.
Xem thêm: /643046-tahn-cul-yu-iad-neih-nahn-tah-tav-iauq-oc-agN-nauq-iaH/hnart-neihC-ihk-uV/nv.moc.dnac