Đây là khẳng định của Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội khi đánh giá về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Thời gian qua, đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam gia tăng nhanh chóng, hiện số lượng thành viên của JETRO tại Việt Nam đã lên đến 2.000 doanh nghiệp, gấp 20 lần những năm 1990.
Hiện số lượng thành viên của JETRO tại Việt Nam đã lên đến 2.000 doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 4 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 2,5 tỷ USD vốn FDI. Kết quả này cho thấy, Nhật Bản cũng là quốc gia đứng thứ 2 về đầu tư vào Việt Nam, chỉ sau Singapore.
Lũy kế đến tháng 4/2021, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư 4.690 dự án tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 62,911 tỷ USD, và là quốc gia đầu tư lớn thứ 2 tại Việt Nam sau Hàn Quốc. Đặc biệt, các chuyên gia kinh tế nhận định, các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng cũng như đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam thời gian tới đang có sự dịch chuyển về các địa phương thay vì chỉ tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, cùng với đó là sự dịch chuyển từ khu vực sản xuất sang khu vực dịch vụ.
Cụ thể, nếu trước đây có 40% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam để mở nhà máy, xưởng sản xuất thì gần đây số doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam với mục đích trên chỉ còn khoảng 20%. Điều này cho thấy đã có sự chuyển dịch từ xây dựng nhà máy sản xuất sang khối thương mại, dịch vụ.
JETRO cho rằng, có rất nhiều lý do dẫn đến sự dịch chuyển này, trong đó quy mô dân số của Việt Nam dự báo đạt 106 triệu dân vào năm 2050, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, khiến thị trường Việt Nam được đánh giá là “miền đất hứa” cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế hàng năm thuộc hàng tốt nhất khu vực, khiến quy mô GDP ngày càng lớn. Vị thế của doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngừng được cải thiện, thể hiện thông qua sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong nước vào lĩnh vực khoa học công nghệ.
VTV.vn - Nhiều doanh nghiệp đã tính toán lại mô hình sản xuất, đầu tư công nghệ và đưa ra những dòng sản phẩm mới, gắn với lộ trình lâu dài hơn tại Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.2472443221501202-naesa-uad-pot-gnort-man-man-teiv-ut-uad-gnourt-iom/et-hnik/nv.vtv