Có thể nói, chưa bao giờ hoạt động kinh doanh nhà hàng ăn uống lại rơi vào tình trạng khó khăn như thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, lan rộng khắp Việt Nam khiến cả nước phải gồng mình chống dịch.
Người dân lo lắng trước nguy cơ nhiễm dịch bệnh. Vì thế, thói quen tiêu dùng gần như thay đổi hoàn toàn. Đó là hạn chế đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc khi không cần thiết.
Vậy kinh doanh nhà hàng thế nào cho hiệu quả trong mùa dịch COVID-19? Giải pháp nào để duy trì hoạt động, gia tăng đơn hàng, cải thiện doanh thu? Làm sao để biến "nguy" thành "cơ" giữa mùa đại dịch?
Dưới đây là một số gợi ý để có thể duy trì hoạt động kinh doanh thành công trong mùa dịch COVID-19.
1. Nắm bắt TRÚNG tâm lý khách hàng
Mặc dù không khí phòng dịch bao trùm khắp các thành phố, người dân hạn chế đi nhà hàng ăn uống. Tuy nhiên, nhu cầu ăn ngon vẫn có. Thực tế là vẫn có khách đến các nhà hàng quán ăn.
Các nhà hàng ăn uống sẽ có rất nhiều món ngon mà ở các gia đình gần như không thể nấu được như vậy.
"Đổi gió" menu bằng cách bổ sung các món mới để thu hút khách hàng.
Khi phải ở nhà lâu, đặc biệt là giới trẻ, nhu cầu về các món ăn ngon lại càng nhiều. Một số món từ các nhà hàng ăn nhanh như Gà rán KFC, Pizza Hut,… sẽ được gọi giao tận nơi nhiều hơn.
Người kinh doanh nhà hàng nắm chắc nhu cầu này của thực khách sẽ tìm cách điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Ví dụ: "Đổi gió" menu bằng cách bổ sung các món mới theo trend, theo mùa,... Sự thay đổi này giúp quán mang đến nhiều trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.
2. Mở rộng bán hàng online
Trong thời kỳ giãn cách xã hội, nhiều hàng quán phải buộc đóng cửa, thì kênh bán hàng online và Take away đang là giải pháp cứu cánh hữu hiệu nhất dành cho các anh chị chủ quán: Đặt hàng qua các app giao đồ ăn và thêm các món Take away (lấy đi).
Bởi đặt đồ ăn online hiện nay rất đơn giản và nhanh chóng, chi phí ship hàng cũng không cao, thậm chí có thể còn miễn phí ship. Vậy thì nhà hàng của bạn còn chần chờ gì nữa mà chưa nghĩ ngay đến việc mở thêm hoạt động kinh doanh online?
Các shipper của hàng loạt ứng dụng gọi đồ ăn như Grab Food, Now,… vào giờ nghỉ trưa xếp hàng lấy đồ ăn cho khách trong mùa dịch. Ảnh: Hiếu Giang.
Bắt kịp xu hướng giao đồ ăn tận nơi trong mùa dịch hay "bơi theo dòng" chính là cách giúp bạn sống sót.
Điều này giúp quán mở rộng các kênh bán hàng và đối tượng khách hàng cũng như cân đối lại với những khó khăn, hạn chế của hình thức bán hàng truyền thống. Đây cũng là hướng đi mới cho cả thời kỳ sau đại dịch.
3. Dùng App đặt đồ ăn uống -> Lưu thông tin khách hàng
Để khách hàng biết đến dịch vụ kinh doanh online, giao đồ ăn tận tay của bạn, đặc biệt là những nhà hàng ăn nhanh phải kết nối với một số nhà cung cấp ứng dụng Gọi đồ ăn uống.
Điều quan trọng nhất là bạn nên lưu thông tin khách hàng như số điện thoại, email. Đây là kho dữ liệu khách hàng rất cần thiết giúp bạn triển khai các chương trình marketing nhà hàng hoặc chăm sóc khách hàng tốt nhất.
Ví dụ, một nhân viên nhà hàng ăn nhanh dùng số cửa hàng số tổng đài của cửa hàng, ước tính khoảng thời gian khi shipper giao đồ ăn cho khách, nhân viên sẽ gọi hỏi thăm về tình trạng gói hàng khi nhận và chất lượng đồ ăn. Đây là cách chăm sóc khách hàng tốt nhất để chuyển đổi khách từ app tới khách của cửa hàng.
4. Giảm bớt chi phí cho nhân viên
Đây là việc làm không chủ nhà hàng ăn uống nào muốn làm. Nhưng nó là không tránh khỏi khi tình hình dịch bệnh bùng phát, nhu cầu tiêu dùng giảm.
Cắt giảm nhân viên là tình thế bắt buộc đối với nhiều chủ cửa hàng trong mùa dịch. Ảnh minh họa: Khánh Nguyễn.
Bạn hãy cắt giảm một số nhân viên ở các bộ phần không quá cần thiết, những nhân viên làm việc hiệu quả thấp để giữ lại những nhân viên có khả năng phục vụ tốt nhất.
Hoặc bạn có thể chuyển đổi chức năng như cho một số nhân viên hay bảo vệ chuyển sang làm nhân viên giao hàng, dễ áp dụng nhất là những nhà hàng ăn nhanh.
5. "Thay áo mới" cho quán
Bạn có thể kê bàn ghế ra rộng hơn 2m. Thay vì bật điều hòa thì hãy mở tất cả các cửa nhà hàng cho thông thoáng.
Khi khách đến nhà hàng, hãy cử nhân viên hoặc bảo vệ ra đưa nước rửa tay sát khuẩn cho khách, đo thân nhiệt. Cách làm này khiến bạn thể hiện vừa quan tâm chu đáo tới khách hàng lại giúp khách hàng yên tâm.
Việc thay đổi cách trang trí quán cũng sẽ giúp khách hàng check in "sống ảo" tại quán nhiều hơn, giúp quán được truyền thông miễn phí. Đồng thời việc này cũng giúp quán có thêm những khách hàng yêu thích cái đẹp.
Chỉ với vài thay đổi nho nhỏ đã giúp các anh chị chủ quán cứu nguy trong giai đoạn nhiều thử thách này rồi.
Kê bàn ghế rộng hơn 2m trong nhà hàng ăn uống đảm bảo đúng quy định phòng dịch.
6. Chạy quảng cáo PR chương trình thực hiện tốt việc phòng dịch của nhà hàng
Có thể nói kinh doanh nhà hàng ăn uống vào thời điểm này, việc của các nhà kinh doanh F&B phải làm là giải quyết được nỗi lo sợ của khách hàng. Hãy PR cho khách hàng biết quy trình chế biến và giao hàng của bạn đảm bảo chất lượng để khách hàng yên tâm.
Chạy quảng cáo PR các hoạt động thực hiện tốt việc phòng dịch của nhà hàng từ khâu vệ sinh đến nhân viên phục vụ khách hàng có đeo khẩu trang, dùng găng tay, nước rửa tay sát khuẩn,…
Đây là cách thu hút hiệu quả những khách hàng vẫn có nhu cầu đi ăn uống, hoặc để tiếp khách, gặp gỡ bạn bè,…
7. Bổ sung nhiều chương trình khuyến mãi cho nhà hàng của bạn
Khách hàng nào cũng thích được hưởng lợi. Trong thời điểm dịch bệnh, họ cũng mong muốn được mua hàng với giá rẻ hơn, với đồ ăn uống cũng vậy. Bạn hãy giảm giá một chút và tặng thêm một số món như tặng nước, bánh… Hoặc đưa voucher giảm giá cho đơn hàng sau của khách.
Đầu tư một khoản chi phí thiết kế website, đăng bài giới thiệu nhà hàng và các chương trình khuyến mãi sắp diễn ra.
Tặng voucher khuyến mãi cho khách hàng trong mùa dịch.
Ưu đãi cho những khách hàng đã từng mua hàng, khách có tần suất mua nhiều, qua những thông tin như Tên, Số điện thoại, Email, các món hàng khách đã đặt,… để duy trì được các khách hàng thân thiết.
8. Đàm phán giảm chi phí nguyên liệu đầu vào và tiền thuê mặt bằng
Trong tình hình mùa dịch bệnh thì mọi hoạt động sẽ đều gặp phải khó khăn chung. Bạn hãy kêu gọi đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhà hàng, đơn vị kinh doanh mặt bằng cho thuê nhà hàng, đặc biệt là nhà hàng ăn nhanh chung tay chia sẻ khó khăn với bạn bằng việc giảm bớt một chút chi phí và giá thuê so với thời điểm trước.
Đây là cách duy trì hoạt động của nhà cung cấp, nhà hàng và giá cả nguyên liệu cũng như giá thuê mặt bằng có thể phục hồi như trước khi mùa dịch qua đi.
Một nghiên cứu mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, 64% người tiêu dùng cho biết sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn thường xuyên hơn sau dịch COVID-19.
Thói quen ăn uống của người tiêu dùng đã thay đổi khá nhiều. Bên cạnh xu hướng ăn tại nhà để tiết giảm chi tiêu thì một xu hướng tiêu dùng mới cũng được ghi nhận, đó là việc sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn nhiều hơn của người dân.
Một quán ăn tại Hà Nội căng biển yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi mua hàng.
Nhưng dù là doanh nghiệp nào, cũng cần phải chuẩn bị sẵn cho mình những kịch bản để ứng phó sau bão dịch. Đó là thời điểm vô cùng quan trọng quyết định việc doanh nghiệp có khả năng phục hồi lại sau những thất thu hay không.
Sau cơn mưa sẽ là cầu vồng, những doanh nghiệp nào thay đổi, thích nghi được với tình hình kinh doanh mới thì còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa sau mùa nCoV.
Xem thêm: mth.24063225121501202-91-divoc-hcid-aum-gnort-tos-gnos-nauq-uhc-cac-ohc-pik-ib-8/nv.ahos