Bùng nổ giá nhà gây sức ép cho phục hồi kinh tế
Khánh Lan
(KTSG) - Giá nhà ở đồng loạt tăng mạnh trên khắp thế giới trong thời kỳ dịch bệnh, có thể làm gia tăng rủi ro tài chính, kìm hãm đà phục hồi kinh tế ở thời kỳ hậu Covid-19. Gây ra tác động tiêu cực Cơn sốt thị trường nhà ở hỗ có thể được xem là hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau cao trào của khủng hoảng Covid-19. Nhưng nếu đà tăng giá nhà kéo dài, điều này sẽ tạo những vấn đề lớn đối với sự ổn định tài chính toàn cầu, có thể dẫn đến cú sụp đổ kinh tế nếu những người dân thuộc tầng trung lưu vốn quen với việc đặt cược một chiều vào xu hướng tăng giá của nhà ở đột nhiên bị giới chức trách rút các chính sách hỗ trợ trong tương lai. Năm ngoái, giá nhà ở tăng 4,91% tại 16 nền kinh tế trên toàn cầu, theo một thống kê của Ngân hàng dự trữ Liên bang Dallas - một trong 12 ngân hàng khu vực của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2006 dù GDP toàn cầu suy giảm 3,3% trong năm 2020. |
Một khu chung cư ở TP. Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Ảnh: Getty |
Tại Mỹ, thị trường đang thiếu hàng triệu căn nhà so với nhu cầu của người mua. Giá nhà cũng tăng với nhiều mức khác nhau như ở khu vực sử dụng đồng euro (eurozone), Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Canada.
Cơn bùng nổ giá nhà hiện nay có khác biệt lớn so với cơn sự bùng nổ giá nhà ở Mỹ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Cuộc khủng hoảng tài chính trong quá khứ bắt nguồn từ hệ thống ngân hàng thiếu vốn và dễ đổ vỡ. Sau cuộc khủng hoảng, các ngân hàng cho vay thận trọng hơn nhiều. Nhưng vào đầu năm ngoái, các ngân hàng đã bớt thận trọng hơn. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các chính phủ, họ có thể nhanh chóng hơn cắt giảm lãi suất cho người đi vay. Đồng thời, các ngân hàng cũng dành nguồn vốn vay cho thị trường nhà ở lớn hơn so với trước đây. Theo dữ liệu của macrohistory.net, khắp 18 nền kinh tế phát triển gồm Úc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh, Mỹ, tỷ trọng cho vay thế chấp bất động sản của các ngân hàng đã tăng từ mức chỉ khoảng 1/3 tổng cho vay của họ vào năm 1960 lên gần 60% hiện nay.
Điều đáng lo ngại là hầu hết các nước có hệ thống ngân hàng không bị ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Canada và Thụy Điển chứng kiến mức nợ hộ gia đình tăng cao trong thập kỷ qua. Giới chức trách ở một số nước này đang nỗ lực kìm hãm cơn sốt của thị trường nhà ở. Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành hàng chục điều chỉnh về các quy định về thuế và cho vay liên quan đến thị trường nhà ở, chẳng hạn tăng thuế lợi tức đối với nhà bán lại sau khi mua chưa đầy 1 năm lên mức 70%.
Dự thảo ngân sách liên bang mới nhất của Canada đã công bố đánh thuế đối với bất động sản bỏ trống và không được sử dụng thuộc sở hữu của người nước ngoài. Trước đó, các thành phố lớn của Canada như Vancouver và Toronto cũng đưa ra chính sách thuế tương tự. Dù vậy, cho đến nay, rất ít biện pháp có tác động đủ lớn để ngăn chặn cơn bùng nổ của thị trường nhà ở.
Nỗ lực chặn cơn sốt giá
Đầu năm nay, Thống đốc Ngân hàng trung ương Thụy Điển, Stefan Ingves nói rằng mức nợ hộ gia đình ở nước này đang ở mức cao báo động chẳng khác nào như ngồi trên núi lửa. Các nhà kinh tế Atif Mian, Amir Sufi và Emil Verner đã công bố một báo cáo nghiên cứu chứng minh rằng xu hướng tăng của nợ hộ gia đình sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, vẫn có một số thành công nhỏ trong nỗ lực kiểm soát và ngăn chặn cơn bùng nổ giá nhà và chúng đang được các nhà hoạch định chính sách trên thế giới theo dõi. Nhật Bản là minh chứng thanh công rõ ràng nhất. Nước này ít đặt ra hạn chế quy hoạch và không kiểm soát giá thuê nhà thuê thường xuyên là do giá nhà ổn định và đi ngang trong nhiều năm qua, đặc biệt là ở Tokyo, nơi dân số vẫn đang tăng lên. Nhưng viêc đưa ra các so sánh công bằng trện bình diện quốc tế là khó vì lãi suất ở Nhật Bản đã thấp hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới trong thời gian dài và tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản nói chung quá yếu.
Với Singapore, các biện pháp đáng chú ý bao gồm đánh thuế cao hơn đối với những khoản đầu lướt sóng nhà ở, yêu cầu mức đặt cọc cao hơn đối với người mua lần thứ 2, áp dụng thời hạn cho vay mua nhà dài hơn và giới hạn khoản tiền trên số thu nhập của người vay được phép sử dụng để trả nợ mua nhà.
Nhưng Singapore cũng là một ví dụ cho thấy thành quả kìm hãm cơn sốt nhà đất khó duy trì. Giá nhà ở ở đảo quốc Sư tử tăng vọt lên mức kỷ lục mới trong quí đầu tiên của năm nay. Hơn nữa, thị trường nhà ở của Singapore có những điểm riêng biệt, giúp nước này không chứng kiến giá nhà tăng quá nóng: Thị phần nhà ở xã hội do nhà nước xây dựng để bán cho người dân Singapore và tỷ lệ sở hữu nhà ở của người dân thuộc hàng cao nhất trên thế giới.
Vẫn còn nhiều khía cạnh khác để các nhà quản lý chính quyền xem xét trong nỗ lực ghìm giá nhà ở. Các loại thuế đánh trực tiếp vào giá trị căn nhà hoặc giá trị đất hoặc cả hai đều được các nhà kinh tế ủng hộ nhưng vẫn chưa trở thành chính sách ở hầu hết các nước trên thế giới.
Theo Wall Street Journal
Xem thêm: lmth.et-hnik-ioh-cuhp-ohc-pe-cus-yag-ahn-aig-on-gnub/963613/nv.semitnogiaseht.coaid