KTSG số 21-2021: Xử lý 'đầu tư online' lừa đảo
Tòa soạn KTSG
(KTSG Online) - Mời bạn đọc đón xem Kinh tế Sài Gòn bản in phát hành vào sáng mai (20-5) với nhiều đề tài theo dòng thời sự.
Chuyên mục Sự kiện & vấn đề với chủ đề “Trên hành trình đầu tư online” quy tụ các bài viết:
Để xử lý tận gốc “đầu tư online” lừa đảo… (TS. Võ Đình Trí): Bên cạnh xử lý tận gốc các hình thức biến tướng lừa đảo, cần sớm hợp pháp hóa hoạt động đầu tư vàng, ngoại hối liên thông với thị trường thế giới; sớm cân nhắc cho các công ty chứng khoán kết nối thông tin với một số sàn chứng khoán quốc tế lớn, cung cấp dịch vụ mua bán chứng khoán quốc tế.
Nước ngoài quản lý sàn giao dịch tiền mã hóa thế nào? (Phan Minh Ngọc): Điểm chung của các loại sàn với nền tảng có rủi ro lừa đảo, phạm pháp là không có trụ sở hữu hình và không được cấp phép hoặc công nhận bởi các cơ quan chức năng của nước sở tại.
Hàn Quốc kiểm soát rửa tiền, đánh thuế thu nhập từ tiền mã hóa (Lưu Minh Sang - Nguyễn Phượng Huyền): Dù chưa có khung pháp lý điều chỉnh trực tiếp thị trường tiền mã hóa, nhưng chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và từng bước đưa thị trường này hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Giáo chủ và tông đồ: khi tỉ phú “lái” coin (Hồ Quốc Tuấn): Với những dòng tweet về Tesla, GameStop và tiền mã hóa, Elon Musk đang trở thành một giáo chủ trào lưu, kéo theo rất nhiều môn đồ sùng bái những gì ông ta làm và tin tưởng vào ông ta, ngay cả khi ông ta thường xuyên thay đổi ý kiến.
Các đề tài thời sự khác:
Sợ tiêm vaccin - nguy cơ không thể xem thường! (mục Ý kiến): Nếu đã có công cụ là vaccin để chiến thắng đại dịch mà lại không sử dụng được, khi ấy, hậu quả sẽ khôn lường.
Giá thép ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế? (Bùi Trinh): Trong hoàn cảnh giá thép, giá xăng dầu, phí dịch vụ vận tải biển, hàng không…tăng thì không nên đưa ra thêm những chính sách tận thu doanh nghiệp khiến giá cả càng bị ảnh hưởng nặng nề thêm.
Thế nào là 18%? (Nguyễn Vũ): Công tác truyền thông cần giải thích cho người dân hiểu rõ cái kiến nghị nâng từ 18% lên 23% là chỉ áp dụng cho một phần ngân sách thu được.
Thương hiệu và bảo vệ thương hiệu: Trường hợp thương hiệu gạo ST25 (Đặng Đình Cung): Bỗng nhiên có tới ba bốn đối tác cùng lục muốn chiếm đoạt thương hiệu ST25. Sự trùng hợp này không thể gán cho ngẫu nhiên.
ST25 và bài học về chọn đặt tên nhãn hiệu (Ngân Trần): Dấu hiệu ST25 bị một số công ty ở Mỹ và Úc đăng ký bảo hộ trong khi Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam khẳng định ST25 chỉ là tên gọi thông thường của sản phẩm nên không được bảo hộ với chức năng là một nhãn hiệu. Vậy các doanh nghiệp cần lưu ý gì để lựa chọn nhãn hiệu đáp ứng các yêu cầu bảo hộ theo Luật SHTT Việt Nam và các nước trên thế giới?
Vùng xám “động lực” trong các dự án đầu tư công (Đặng Văn Phú): Những phàn nàn về sự trì trệ và chất lượng của các dự án đầu tư công dường như chưa bao giờ chấm dứt.
Lạm phát tại Mỹ không phải tin tốt cho thị trường cổ phiếu (Thanh Thủy): Một khi chính sách tiền tệ của các nước lớn có sự điều chỉnh, mặt bằng lãi suất ở Việt Nam có thể phải có sự điều chỉnh nhất định. Và lãi suất tăng chưa bao giờ là tin tốt với thị trường cổ phiếu.
Ai vui ai buồn khi giá lương thực thế giới tăng? (Linh Trang): Giá lương thực tăng là nỗi lo của hầu hết các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu sữa bột, ngũ cốc, dầu thực vật.
Cổ phiếu nông nghiệp và dầu khí thành tâm điểm (Triêu Dương): Nếu thị trường cổ phiếu không rơi vào giai đoạn điều chỉnh sâu, sau cổ phiếu ngân hàng và thép, có thể hai nhóm cổ phiếu nông nghiệp và dầu khí sẽ tăng thu hút dòng tiền.
Đầu tư vào doanh nghiệp tái cấu trúc - cơ hội hay rủi ro? (Tuệ Nhiên): Khoản đầu tư vào các doanh nghiệp tái cấu trúc có thể tăng nhiều lần nhưng rủi ro cũng không nhỏ khi doanh nghiệp tái cấu trúc thất bại. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như khả năng phân tích, đánh giá nơi nhà đầu tư.
Đại lý ngân hàng - “cuộc chơi” mới đang thành hình (Thụy Lê): Mô hình đại lý ngân hàng đang phát triển, đặc biệt từ khi Chính phủ ban hành chiến lược tài chính toàn diện quốc gia với mục tiêu đến cuối năm 2025 đạt ít nhất 50% số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính.
Đua nhập khẩu bắp - bước đi khôn ngoan hay dại dột? (Nguyễn Đình Bích): Cán cân cung - cầu không phải là nguyên nhân mang tính quyết định việc giá bắp sốt nóng, do vậy, không có căn cứ vững chắc để cho rằng tình trạng này sẽ kéo dài.
Trần Tố Nga - Cuộc chiến pháp lý cho quá khứ và tương lai: Một phán quyết gây tranh cãi (TS. Nguyễn Thụy Phương - TS. Lê Thiên Hương): Đáng tiếc khi tòa án Evry coi việc các công ty Mỹ sản xuất chất diệt cỏ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam là “nằm trong khuôn khổ những hoạt động quân sự, mà về bản chất, là những hoạt động của chính phủ”.
Quyền sáng chế: Từ Trips, Doha tới cơn mơ vaccin SARS-CoV 2 (Trương Trọng Hiểu): Một vấn đề quan trọng trong việc bảo hộ quyền sáng chế các loại vaccin là động lực sáng tạo và ham muốn nghiên cứu phải tiếp tục được nuôi dưỡng.
Sốt bất động sản trở thành mối đe dọa toàn cầu (Song Thanh): Trong sự hoành hành của đại dịch Covid-19, giá bất động sản ở nhiều nước vẫn không ngừng gia tăng, đe dọa sự ổn định tài chính toàn cầu.
Kinh tế Trung Quốc: Kiểm soát chặt chẽ, tăng trưởng chậm (Châu Phan): Kỳ tích về kinh tế của Trung Quốc khó có thể tồn tại trong những năm tới (trên cái nghĩa sẽ không bị một nước nào khác vượt mặt) chừng nào mà chính sách kiểm soát chặt chẽ và ưu ái quá mức DNNN của ông Tập Cận Bình vẫn được duy trì.
Doanh nghiệp Trung Quốc đua nhau niêm yết tại Mỹ (Lạc Diệp): Bất chấp căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh, hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các công ty Trung Quốc tại thị trường Mỹ đang gia tăng với một tốc độ kỷ lục.
Số hóa nông nghiệp: Nhà nông cần gì, muốn gì? (Anh Vũ): Lĩnh vực nông nghiệp đang bước vào thời kỳ đầu số hóa. Số hóa nông nghiệp đòi hỏi phát triển hạ tầng kỹ thuật số cùng với những nền tảng và ứng dụng chuyên dùng và người nông dân rất cần những hỗ trợ chuyên môn.
Thời đại số và Covid-19: Chuẩn bị nhân sự, chủ động thích ứng (Huỳnh Kim Tôn): Bằng những việc như xây dựng bộ kỹ năng kỹ thuật số; dự đoán xu hướng và đào tạo thích ứng…, các nhà lãnh đạo nhân sự của các tổ chức đang từng ngày giúp đội ngũ nhân viên của họ trở nên sẵn sàng hơn cho một giai đoạn mà AI sẽ trở nên thịnh hành.
Những người giữ "lửa" (Đào Loan): Ẩn sau tâm lý mệt mỏi, chán nản ở đợt bùng dịch lần này là sự khao khát sống với nghề của những người làm du lịch.
Giãn cách làm M&A suy giảm (Quốc Hùng): Tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bốn tháng đầu năm nay giảm 57,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong hoàn cảnh phải giãn cách xã hội do dịch bệnh, nhiều nhà đầu tư không chọn bỏ tiền vào những nơi mà họ không thể đến…
Người hùng không cô đơn (Trần Thanh Tâm): “Người hùng” chống trộm cướp Phạm Hoàng Hải cần được bảo vệ trước những đòn trả thù, nếu có. Chúng ta phải bảo vệ Hải như bảo vệ con ngươi của mình và ngành công an phải bảo vệ anh như bảo vệ chế độ.
Có tâm rồi hãy để trí đi theo (Nam Thụ): Hơn cả tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, về mặt đạo đức, những kẻ như Trần Văn Lâm, Đào Bá Lộc, Huỳnh Ngọc Phúc đã đánh cướp lòng tin vào sự lương thiện, sự tương trợ và tình nhân ái của người Việt với nhau.
Sống có trách nhiệm là biết sống vì mọi người (Thanh Thảo): Sống trong dịch bệnh, cận kề nguy hiểm, hơn lúc nào hết, trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, của những người sống quanh mình và của cả cộng đồng là điều cần phải đặt lên hàng đầu.
Có thể học sử như thế? (Nguyễn Vũ Mộc Thiêng): Xem những tuồng tích sân khấu về lịch sử cũng là một cách học sử hiệu quả, nếu sau khi xem, các em được làm thu hoạch, được mang câu chuyện ra thảo luận và được giáo viên giảng giải thêm.
Cẩn trọng con chữ, ý tưởng để đừng “đạo văn” (Trần Huy Minh Phương): Văn chương là con đường độc hành trong sáng tạo. Người cầm bút cần sự cảnh giác cao độ trên con đường chữ nghĩa.
Mời bạn đọc đón xem!
Xem thêm: lmth.oad-aul-enilno-ut-uad-yl-ux-1202-12-os-gstk/654613/nv.semitnogiaseht.www