- Cảnh giác thủ đoạn lợi dụng “xã hội dân sự” để chống phá chế độ
- Nêu cao nhận thức bầu cử, ngăn chặn các luận điệu sai trái
- Cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc, chống phá bầu cử
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp ngày 23/5 tới đây vừa là sự vinh dự, vừa là trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước. Khi cầm lá phiếu bầu cử trên tay và đưa ra quyết định chọn lựa ai, cử tri đã phát huy quyền làm chủ của mình, tìm ra người đại biểu thực sự xứng đáng, có tâm và có tầm để đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội, HĐND các cấp. Hoạt động bầu cử của mỗi công dân vừa thể hiện trách nhiệm đối với toàn xã hội và đối với chính công dân đó.
Ý nghĩa thiêng liêng, cao cả của quyền bầu cử là vậy, nhưng trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử toàn quốc đã xuất hiện một số thông tin lan truyền kêu gọi người dân hãy từ bỏ quyền bầu cử. Vậy hoạt động này diễn ra như thế nào? Động cơ, mục đích ra sao?
Về hoạt động kêu gọi từ bỏ quyền bầu cử: Như chúng ta đã biết, chặng đường hơn 75 năm kể từ ngày tổng tuyển cử đầu tiên vào 6/1/1946 cho đến nay là cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV. Cứ đến mỗi kỳ bầu cử toàn quốc, các thế lực phản động, chống đối lại coi đây là thời cơ thuận lợi để gieo rắc các thông tin sai trái, thúc đẩy hoạt động phá hoại bầu cử. Bên cạnh việc phá hoại về đường lối, nhân sự, gia tăng các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ nhân dân thì hoạt động kêu gọi từ bỏ quyền bầu cử cũng là một trong những thủ đoạn chính trị được các đối tượng hướng đến.
Trước năm 1997, khi mà Internet chưa có mặt tại Việt Nam, hoạt động phá hoại bầu cử của các thành phần, thế lực phản động, đặc biệt là các tổ chức phản động lưu vong tăng cường thâm nhập sách, băng, đĩa... có nội dung xấu vào trong nước để phá hoại; xâm nhập các toán, nhóm, hoặc kích động phần tử cơ sở nội địa trong nước tiến hành các mặt hoạt động gây rối, phá hoại bầu cử.
Sau thời điểm 1997, kể từ khi Internet bắt đầu xuất hiện và dần phổ biến tại Việt Nam, các đối tượng chống đối chính trị phá hoại bầu cử, đăng tải các thông tin kêu gọi từ bỏ quyền bầu cử qua các website, blog, diễn đàn mạng xã hội như facebook, youtube... Tất cả các mô hình truyền thông mạng được các đối tượng tận dụng triệt để nhằm kêu gọi người dân từ bỏ quyền bầu cử.
Trước thời điểm diễn ra bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, các tổ chức phản động lưu vong, số phần tử chống đối chính trị trong nước đã tăng cường kết hợp tuyên truyền bằng nhiều phương thức, thủ đoạn. Trong đó, một số website, blogspot, mạng xã hội như “Việt Tân”; “Nhật ký yêu nước”, “Dân làm báo”..., một số trung tâm truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam, trang mạng cá nhân của những đối tượng chống đối đăng tải nhiều thông tin, hình ảnh, clip kích động người dân từ bỏquyền bầu cử. Các phần tử này vu khống rằng “bầu cử chỉ là hình thức, đã được sắp đặt, có đi bầu cũng như không”.
Fanpage facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân đăng tải ý kiến những đối tượng chống đối, cổ súy người dân tẩy chay bầu cử như: “Tôi phản đối chính phủ Việt Nam mở ra cuộc bầu cử tới đây. Vì chức vụ đã an bài thì không cần mở cuộc bầu cử nữa cho tốn kém tiền thuế của dân”. Kịch bản chống phá này còn được một số trang tin mạo danh, giả danh các tổ chức tôn giáo, người có uy tín, người nổi tiếng để ra lời kêu gọi “người dân không tham gia bầu cử”.
Việc tuyên truyền phá hoại bầu cử, kêu gọi người dân từ bỏ quyền bầu cử đã được các tổ chức phản động, chống đối khởi xướng, lên sẵn kịch bản để dùng cho mọi kỳ bầu cử nhằm đạt được mục đích, ý đồ chống đối chính trị, lấy cớ “xây dựng đất nước” để lừa mị. Rõ ràng, bầu cử là quyền thiêng liêng, cao cả của mỗi công dân khi được thực hiện quyền, nghĩa vụ đó, quyền bầu cử cũng thể hiện trách nhiệm của mỗi người dân đối với con đường, sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Để có được quyền bầu cử thiêng liêng đó, biết bao thế hệ cha ông đã phải tranh đấu, hy sinh vì Tổ quốc.
Động cơ, mục đích kêu gọi từ bỏ quyền bầu cử: Việc kêu gọi từ bỏ quyền bầu cử chỉ mang tính chất đơn phương của các phần tử thù địch, phản động, trái với ý chí của người dân. Về mặt bản chất, các đối tượng chống đối chính trị muốn lợi dụng thời cơ này để thực hiện các hành vi chống phá Nhà nước, phá hoại cuộc bầu cử. Xuất phát từ động cơ chính trị, các phần tử chống đối nuôi dưỡng âm mưu phá hoại bầu cử để thực hiện chế độ chính trị “đa nguyên, đa đảng”, vận hành đất nước theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.
Cần cảnh giác trước thủ đoạn chính trị kêu gọi từ bỏ quyền bầu cử. Để đạt được âm mưu, ý đồ tẩy chay bầu cử, kêu gọi từ bỏ quyền bầu cử, các đối tượng chống đối chính trị, phản động đang gia tăng các hoạt động kích động chống phá, sử dụng bằng được mọi phương thức, thủ đoạn xấu để thực hiện âm mưu, ý đồ.
Trước tính chất nguy hiểm của hoạt động này, mọi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin từ các nguồn không chính thống trên mạng Internet. Với các thông tin kêu gọi phá hoại bầu cử, người dân cần kịp thời cung cấp các tin báo, tố giác tội phạm đến lực lượng chức năng có thẩm quyền để có các biện pháp xử lý kịp thời. Mỗi người dân cần có ý thức tự đề phòng, đồng thời nêu cao tinh thần yêu nước, tham gia cuộc bầu cử thiêng liêng với tinh thần, trách nhiệm cao.
Quyền bầu cử của mỗi cử tri là vô cùng ý nghĩa, điều này đã được thể hiện sinh động trong trong các kỳ bầu cử từ năm 1946 tới nay. Trong buổi thăm và nói chuyện với Đại hội đại biểu nhân dân Thủ đô ngày 14/4/1964, nhân cuộc bầu cử Quốc hội khóa III, Bác Hồ nói: “Đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người cử tri”. Với quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với nước nhà, chúng ta hãy thể hiện quyền bầu cử của mình bằng những lá phiếu có tinh thần trách nhiệm; đấu tranh, ngăn chặn các hành vi kích động phá hoại bầu cử của kẻ xấu.
Xem thêm: /202246-uc-uab-neyuq-ob-ut-iog-uek-naod-uht-caig-hnaC/us-ioht-yan-moh-ed-naV/nv.moc.dnac