vĐồng tin tức tài chính 365

Mùa mận chín, ăn sao không để cơ thể bị nóng?

2021-05-21 10:49

Mận bắt đầu vào mùa, tại TP.HCM giá mận khá rẻ chỉ từ 40.000-50.000 đồng/kg, bằng một nửa so với giá mận đầu mùa năm ngoái. Người tiêu dùng cũng trở nên hào hứng khi mua loại quả này.

Chị Thanh Tâm (Gò Vấp, TP.HCM) cho biết giá mận năm nay khá rẻ, nên tranh thủ mua nhiều về ăn và làm nước ngâm uống vào mùa hè. "Mỗi khi vào mùa, nhà tôi thường mua mấy chục ký để ăn và ngâm nước. Gia đình tôi, đặc biệt là các bé rất thích ăn mận, nó là trái cây tốt, nhiều vitamin nhưng ăn nhiều thì sợ nóng, nổi mụn"- chị nói.

Mận ngon nhưng ăn nhiều có tốt?

Không chỉ chị Tâm mà nhiều người dùng cũng tỏ ra lo lắng khi ăn loại quả này vào mùa hè, dù rất yêu thích. Trước vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết mận có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa vì chứa nhiều chất xơ và isatin, sorbitol, giúp điều chỉnh chức năng tiêu hóa.

Mùa mận chín, ăn sao không để cơ thể bị nóng? - ảnh 1
Mận có nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng ăn nhiều lại gây nóng, hại dạ dày. Ảnh: Ngọc Dung

Ngoài ra, ăn mận còn giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón. Chúng còn là loại quả hỗ trợ giảm cân tốt, bởi hàm lượng calo ít, nhưng giàu vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ duy trì trọng lượng cơ thể hiệu quả.

"Tuy nhiên, không phải cứ ăn càng nhiều mận thì càng tốt cho sức khỏe"- PGS-TS Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh. Bà cho biết, ăn nhiều mận, sẽ gây hại cho dạ dày và men răng, nhất là ở trẻ em do hàm lượng axit cao trong mận gây ra. 

Việc ăn mận vào mùa hè cũng dễ gây nhiệt miệng, nóng trong và gây nên mụn nhọt trong cơ thể, do tính nóng, vị chua ngọt của chúng gây ra. "Do đó người có cơ địa nóng trong khi ăn nhiều mận cùng một lúc sẽ không tốt. Bà bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường cũng không được ăn nhiều mận vì có thể sinh phát ban, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi"- Bà Lâm lưu ý.

Mẹo ăn mận không lo bị nóng trong

Bên cạnh đó, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm cũng chỉ ra, việc ăn quá nhiều mận cùng một lúc, người tiêu dùng có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của thận do chất oxalate có trong mận gây ra, chúng cản trở quá trình hấp thu caxi của cơ thể. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận, nguyên nhân chính gây sỏi thân và sỏi bàng quang.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, để tránh tính nóng của mận, người tiêu dùng chỉ nên ăn tối đa 10 quả một ngày. Trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối pha loãng để an toàn hơn cho sức khỏe. Người tiêu dùng nên chọn những quả mận có lớp phấn trắng bao phủ lớp vỏ ngoài, vỏ của mận ngon thường căng mọng, nhẵn bóng, còn cuống tươi, hoặc nguyên chùm, nắn không bị mềm.

Ngoài ra, để hạn chế tính nóng, người dùng có thể ngâm mận lấy nước ép để pha uống vào những ngày nắng nóng.

Xem thêm: lmth.222689-gnon-ib-eht-oc-ed-gnohk-oas-na-nihc-nam-aum/eohk-gnos-hcas-na/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mùa mận chín, ăn sao không để cơ thể bị nóng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools