vĐồng tin tức tài chính 365

Bhutan: Thành tích tiêm chủng được thế giới ca ngợi có nguy cơ đổ bể vì nước láng giềng

2021-05-22 09:08

Kế hoạch tươi sáng có nguy cơ đổ bể

Vào tháng 4, máy bay trực thăng vận chuyển vaccine tới khắp đất nước và các nhân viên y tế và tình nguyện viên đã đi bộ xuyên tuyết trong nhiều ngày, đến các ngôi làng hẻo lánh của Bhutan để tiêm những liều Covishield đầu tiên.

Hơn 80% dân số trưởng thành đủ điều kiện đã được tiêm trong một chiến dịch diễn ra trong 3 tuần.

Ấn Độ, quốc gia có quan hệ thân thiết với Bhutan, đã cung cấp vaccine cho nước này trong hai đợt.

Bhutan đã nhận được lô đầu tiên 150.000 liều vào ngày 21/1, trong khi lô thứ hai gồm 400.000 liều đến vào ngày 22/3. Năm ngày sau, chiến dịch khởi động. Người đầu tiên được tiêm chủng là một phụ nữ 30 tuổi là người đầu tiên được tiêm chủng.

Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, Vương quốc Bhutan sẽ tiêm chủng vaccine chống Covid-19 đầy đủ cho toàn bộ dân số trong độ tuổi trưởng thành vào cuối tháng 6, và trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt được thành tích này.

Vui mừng trước thành công của chiến dịch, chính phủ ám chỉ việc nới lỏng kiểm dịch nghiêm ngặt và hạn chế đi lại, đồng thời từ từ mở cửa biên giới của đất nước sau đợt tiêm chủng thứ hai vào tháng Sáu.

Nhưng làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 đang hoành hành ở Ấn Độ đã làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu có đủ vaccine để đạt được thành tích này hay không, trong khi bản thân Ấn Độ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Chính phủ Bhutan vẫn còn hy vọng. Tại một cuộc họp báo hồi đầu tháng, Ngoại trưởng Bhutan Tandi Dorji cho biết chính phủ Ấn Độ đã đảm bảo với Bhutan rằng họ sẽ cung cấp nửa triệu vaccine AstraZeneca, được gọi là Covishield ở Ấn Độ.

Ngoài ra, chương trình COVAX đã phân bổ 108.000 liều vaccine AstraZeneca và 5.850 liều vaccine Pfizer cho 20% dân số Bhutan. Nước này cũng đang tiếp cận với Liên minh Châu Âu, Mỹ và các nước khác sản xuất vaccine AstraZeneca.

Nếu kéo dài, nền kinh tế sẽ bị tàn phá

Mối quan ngại lớn hơn hiện nay vẫn là khả năng biến thể Ấn Độ đã lây lan qua biên giới. Nepal và Bangladesh đều đã ghi nhận các ca bệnh mắc các biến thể này, một phần do những người lao động nhập cư trở về nước. Các ca bệnh và tử vong đang tăng đột biến ở những nước này.

Kể từ đầu tháng 4, các khu vực biên giới phía nam của Bhutan hầu như ngày nào cũng ghi nhận các trường hợp mắc bệnh. Tính đến ngày 18/5, hơn 400 ca mắc mới đã được ghi nhận, một con số đáng kể đối với quốc gia này, khi tính đến tháng 3 mới chỉ ghi nhận 900 trường hợp nhiễm bệnh và một ca tử vong cho đến nay. Hầu hết các ca bệnh có nguồn gốc từ nước ngoài, nhưng một số bị lây lan trong cộng đồng. Điều này đã dẫn đến việc phong tỏa một số thị trấn dọc theo biên giới phía nam.

Rui Paulo de Jesus, đại diện của WHO tại Bhutan cho biết: "Sự lây lan trong cộng đồng đang diễn ra, nhưng Bhutan có thể xác định các ca bệnh ở giai đoạn sớm, ngay lập tức cách ly và điều trị. Điều đó cho chúng tôi biết hệ thống đã được thiết lập đang hoạt động tốt."

Trong khi các mẫu bệnh phẩm vẫn chưa được gửi ra nước ngoài để xác nhận, các chuyên gia y tế công cộng cho rằng sự gia tăng số ca bệnh gần đây là do biến thể ở Ấn Độ.

Lo ngại về việc lây nhiễm COVID từ bên ngoài, Bhutan đã phong tỏa biên giới với Ấn Độ vào tháng 3 năm ngoái, chỉ cho phép di chuyển đối với những người cần thiết. Hàng trăm tình nguyện viên và nhân viên an ninh đã được triển khai tới các điểm xuất nhập cảnh chính thức và phi chính thức ở biên giới. Người nhập cảnh vào Bhutan cũng phải thực hiện chế độ cách ly 21 ngày bắt buộc, khiến ngành du lịch quan trọng của Bhutan rơi vào khủng hoảng.

Bhutan cũng đã không cấp phép cho các chuyên gia Ấn Độ làm việc trong lĩnh vực thủy điện và xây dựng vào nước này như một biện pháp phòng ngừa hơn nữa. Điều này sẽ làm tăng thêm sự chậm trễ cho một số dự án. Loknath Sharma, Bộ trưởng Kinh tế Bhutan cho biết: "Chúng tôi muốn đưa 1.500 công nhân vào tháng 6 cho dự án thủy điện Punatshangchu II công suất 1.200 MW, nhưng chúng tôi chỉ có thể đưa vào được 58 người".

"Chúng tôi hy vọng sẽ hoàn thành dự án vào tháng 6 năm 2022, nhưng điều đó có lẽ bất khả thi".

Thủy điện là động lực chính của nền kinh tế Bhutan, đóng góp gần 14% vào tổng sản phẩm quốc nội của nước này, chủ yếu thông qua xuất khẩu điện sang Ấn Độ. Năm ngoái, sản lượng điện tăng 1/3 nhờ thủy văn thuận lợi và việc đưa vào vận hành nhà máy Mangdechhu 720 MW. Bhutan đã xuất khẩu hơn 370 triệu USD điện sang Ấn Độ, giúp giảm bớt ảnh hưởng từ đại dịch.

Loknath Sharma cho biết Bhutan cần các chuyên gia không chỉ cho lĩnh vực thủy điện mà cho toàn bộ ngành xây dựng. Nếu tình trạng hiện tại kéo dài, nền kinh tế nước này sẽ bị tàn phá. Theo dữ liệu của chính phủ, nền kinh tế ước tính đã suy giảm 6% trong năm ngoái.

Bhutan phụ thuộc nhiều vào lao động nước ngoài và ước tính có khoảng 60.000 người đã tham gia vào các dự án khác nhau trước đại dịch. Hầu hết đều quay trở lại Ấn Độ vào năm ngoái.

Minh Khôi

Doanh nghiệp tiếp thị

Xem thêm: nhc.55670608022501202-gneig-gnal-coun-iv-eb-od-oc-yugn-oc-iogn-ac-ioig-eht-coud-gnuhc-meit-hcit-hnaht-natuhb/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bhutan: Thành tích tiêm chủng được thế giới ca ngợi có nguy cơ đổ bể vì nước láng giềng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools