vĐồng tin tức tài chính 365

Công an Hà Nội đưa ra lưu ý khi làm căn cước công dân

2021-05-22 14:38

Công an TP.Hà Nội cho biết, từ nay đến hết ngày 30.6.2021, sẽ tiếp tục triển khai các tổ lưu động để thu nhận hồ sơ căn cước công dân trên toàn thành phố.

Ưu tiên cho thí sinh tham gia tuyển sinh đại học

Theo đó, từ ngày 21.5, trụ sở Công an các quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì và tăng thời gian tiếp nhận hồ sơ; các đơn vị làm việc tất cả các ngày trong tuần.

Mọi công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú, làm việc trên địa bàn TP.Hà Nội; các trường hợp đã được cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân mã vạch cũ.

"Trong đó, tập trung ưu tiên số công dân tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2021" - Công an Hà Nội thông tin.

Công an TP.Hà Nội vừa làm thủ tục cấp căn cước công dân vừa đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Trường hợp công dân đã có thông tin đầy đủ trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin không có sự thay đổi hoặc bổ sung thì công dân sẽ không phải kê khai giấy tờ gì.

Trường hợp công dân đã có thông tin trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nhưng thông tin chưa đủ hoặc có sự thay đổi, bổ sung... thì công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân từng được cấp và còn giá trị sử dụng; Sổ hộ khẩu và các giấy tờ hợp pháp khác (giấy khai sinh, quyết định của cơ quan Tư pháp) để chứng minh nội dung thông tin cần thay đổi, bổ sung.

Trường hợp công dân chưa có hoặc không có thông tin trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân từng được cấp và còn giá trị sử dụng để chứng minh nội dung thông tin nhân thân.

Công dân có nơi ở hiện tại khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ đến địa điểm cấp Căn cước công dân điện tử trên địa bàn đang cư trú để làm thủ tục. Khi đi mang theo một trong các loại giấy tờ: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân từng được cấp, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh để chứng minh nội dung thông tin nhân thân.

Lệ phí chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số sang cấp Căn cước công dân điện tử lệ phí: 15.000 đồng (từ ngày 1.7.2021 là: 30.000 đồng); Đổi thẻ Căn cước công dân điện tử, lệ phí: 25.000 đồng (từ ngày 1.7.2021 là 50.000 đồng); Cấp lại thẻ khi bị mất, khi trở lại quốc tịch Việt Nam , lệ phí: 35.000 đồng (từ ngà 1.7.2021 là: 70.000 đồng).

Cũng theo Công an TP.Hà Nội, Căn cước công dân mới được thiết kế đẹp, bền, có gắn chip điện tử, mã QR Code, mã MRZ và song ngữ tiếng Việt - tiếng Anh phù hợp với việc giao lưu, hội nhập trong khu vực và trên quốc tế.

Mã QR Code khi sử dụng Smartphone quét sẽ đưa ra được các thông tin cơ bản như: Số Căn cước công dân; Họ và tên; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp; Số Chứng minh nhân dân 9 số đã được cấp;

Trên chip lưu trữ hơn 14 trường thông tin của công dân: Số Căn cước công dân; Họ và tên, Họ tên gọi khác; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Dân tộc; Tôn giáo; Quê quán; Nơi đăng ký thường trú; Đặc điểm nhận dạng: Ngày cấp; Ngày hết hạn; Họ tên cha/mẹ, vợ/chồng; số Chứng minh nhân dân 9 số đã được cấp: Ảnh chân dung; Đặc điểm trích chọn vân tay 2 ngón trỏ; dự phòng cho ảnh mống mắt, và các thông tin khác (mở rộng ứng dụng cho các Bộ, ngành khác).

Tiện lợi của căn cước công dân gắn chip

Ngoài ra, khi sử dụng căn cước công dân gắn chip, người dân sẽ cảm thấy rất tiện lợi, bởi: Căn cước công dân này có thể thay thế cho sổ hộ khẩu, người dân khi thực hiện các giao dịch, các thủ tục hành chính sẽ không phải mang theo nhiều loại giấy tờ mà chỉ cần dùng căn cước công dân điện tử để thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính.

Căn cước công dân mới có chứa số chứng minh nhân dân cũ trong chip, do đó không phải xin xác nhận hoặc làm chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan đến số chứng minh nhân dân cũ.

Mã QR Code trên căn cước công dân cho phép dùng điện thoại để quét lấy thông tin khi cần khai báo, không phải nhập bằng tay.

Không sợ việc bị lợi dụng danh tính khi bị mất thẻ căn cước công dân cũng như bị làm giả căn cước công dân vì mức độ bảo mật cũng như chống làm giả của căn cước công dân gắn chip rất cao.

Người dân có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện các giao dịch ngân hàng tài chính, bất động sản, viễn thông hay các loại giao dịch quan trọng khác vì trong căn cước công dân mới có xác thực sinh trắc học dùng để xác thực giao dịch với mức độ an toàn rất cao.

Khi các dịch vụ chính phủ điện tử, ngân hàng viễn thông cho phép thực hiện trực tuyến từ xa thông qua điện thoại di động, máy tính, không cần phải đến tận nơi để giao dịch do có cơ chế xác thực căn cước công dân điện tử cũng như xác thực sinh trắc học từ xa.

Ngay sau khi nhận được căn cước công dân có gắn chip điện tử, người dân có thể truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chip, giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay tức thời.

Bên cạnh đó, Điều 38, Luật Cư trú năm 2020, có hiệu lực ngày 1.7.2021, quy định: Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị cho đến hết ngày 31.12.2022; Sau ngày 1.7.2021 khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Như vậy, căn cước công dân điện tử sẽ là giấy tờ duy nhất có giá trị xác nhận về cư trú của công dân để thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính.

Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân sớm hoàn thành các thủ tục cấp, cấp đổi Căn cước công dân điện tử và quyền lợi, trách nhiệm của bản thân và giúp đỡ lực lượng Công an hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xem thêm: odl.210219-nad-gnoc-couc-nac-mal-ihk-y-uul-ar-aud-ion-ah-na-gnoc/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Công an Hà Nội đưa ra lưu ý khi làm căn cước công dân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools