vĐồng tin tức tài chính 365

Thương con ai kể tháng ngày - Kỳ cuối: Mẹ bán vé số mong chữa bệnh cho con

2021-05-26 11:22
Thương con ai kể tháng ngày - Kỳ cuối: Mẹ bán vé số mong chữa bệnh cho con - Ảnh 1.

Các vết sẹo bỏng lồi lõm chi chít trên cơ thể bé Quý - Ảnh: THÀNH NHƠN

Trên chiếc xe máy cũ nát, hai mẹ con rảo quanh các tuyến đường TP Cần Thơ để mời mọc người đi đường mua vé số.

"Nhiều đêm nằm ôm con vào lòng mà khóc thầm. Con dầm mưa dãi nắng theo mẹ bán vé số, nghĩ đến thôi đã muốn khóc vì thương con. Tôi chỉ cầu trời cho ngày nào tôi dành dụm đủ tiền để chữa trị cho con.

Chị Thái Thị Nhung

Cùng con trên mỗi chặng đường

"Tui cực khổ mấy cũng chịu được, chỉ cần có tiền phẫu thuật lại gương mặt cho con bớt tự ti, mặc cảm với bạn bè" - bà Thái Thị Nhung (41 tuổi, ngụ xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) chùng giọng trải lòng.

Thời tiết giao mùa, trời đang nắng gắt bỗng đổ mưa xối xả khiến mẹ con chị Thái Thị Nhung phải vội chạy vào hiên nhà ven đường trú mưa. Công việc vốn đã vất vả nay lại càng thêm phần cực nhọc vì thời tiết ẩm ương. Thấy chị và cậu con trai rón rén bước vào quán, nhiều người tò mò, thương xót rồi tranh thủ mua ủng hộ để mẹ con được trở về nhà sớm.

"Tui lãnh vé số đi bán cũng hơn nửa năm nay rồi. Hằng ngày ra đại lý lấy khoảng 250 tờ, tranh thủ bán từ 6h sáng đến khoảng 2-3h chiều thì về đến nhà. Tiền lời hơn 200.000 đồng, tạm đủ chi tiêu và lo thuốc men cho con" - chị Nhung bộc bạch.

Người đồng hành cùng chị trên hành trình rong ruổi là cậu con trai út Nguyễn Ngọc Quý. Cơ thể với nhiều vết sẹo lồi lõm trải dài từ mặt xuống tay chân khiến người đi đường không khỏi ái ngại khi lần đầu chạm mặt cậu bé. Đó là hậu quả từ vụ nổ bình gas cách đây một năm vẫn ám ảnh mãi những người chứng kiến hôm đó.

Ngày buồn đó, chị Nhung đang phụ bán quán cơm gần nhà trong khi ông xã bốc vác cây mướn. Một mình Quý ở nhà và không hiểu thế nào bình gas lại phát nổ. Ngôi nhà chìm trong khói lửa. Lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương tức tốc đến hiện trường để giải cứu. Từ trong ngôi nhà nhỏ, tiếng khóc và la hét của Quý như xé lòng bất kỳ ai có mặt.

"Cũng may có hai người xông vào đám cháy cứu con tui đem ra. Nếu chỉ trễ chừng vài phút thôi chắc đã không còn được nhìn mặt con nữa" - chị Nhung nghèn nghẹn nhớ lại.

Chị được chính quyền điện báo tin nhưng chỉ cho biết nhà cháy do chập điện, không đả động gì chuyện con bị bỏng nặng phải đi cấp cứu. Trở về thấy nhà ngập trong nửa mét nước, cháy đen, chị mới hốt hoảng tìm con. Khi biết được con bị bỏng nặng, chị xỉu tại chỗ.

"Lúc đến bệnh viện gặp con, tui quỵ xuống. Da thịt con bị cháy đen, phồng ra khiến tui chết lịm tại chỗ. Từ trên xuống dưới băng trắng, chỉ chừa đôi mắt và cái miệng để đút thức ăn" - chị Nhung đỏ mắt, nhớ lại.

Được đưa ra khỏi đám cháy, Quý đã bị bỏng hầu như toàn cơ thể. Tuy nhiên trong cái rủi cũng có cái may là phần ngực chứa nội tạng và đôi mắt của em không bị tổn thương nặng.

"Bác sĩ bảo tui nhỏ mắt cho con. Tui nhỏ vài giọt, thấy nó chớp mắt. Tui giơ đôi tay lên, hỏi nó có thấy gì không. Nó nói thấy tay của mẹ. Tui mừng hết sức. Sau lần đó tui cạo đầu để trả ơn ông trời đã cứu con mình" - chị Nhung bồi hồi chia sẻ.

Những ngày đầu ở bệnh viện, Quý không thể chợp mắt được do vết thương đau đớn. Nhìn con quằn quại sau lớp vải trắng, chị Nhung nhiều lần mong mình là người ở trên chiếc giường bệnh để gánh thay nỗi đau đớn của con. Những ngày sau, vết thương đã đỡ đau, chị đỡ con ngồi dậy để nép vào lòng mình hoặc cõng con đi vòng quanh vì bản tính của Quý không chịu nằm yên một chỗ.

Ngày vào viện, chị Nhung cùng chồng vét hết túi cũng chỉ có hơn 1 triệu đồng. Vợ chồng cầm tiền vào bệnh viện mà nơm nớp lo âu vì biết rằng chi phí chữa trị cho con rất lớn, ngoài khả năng lo toan.

"Cũng may có ban công tác xã hội ở bệnh viện vận động các nhà hảo tâm quyên góp rồi chi trả viện phí cho cháu. Vợ chồng tui từng nghĩ sẽ trốn viện vì không lo được chi phí điều trị. Cũng may mắn, trốn viện chắc gì giờ con còn sống mà ở với chúng tôi" - chị Nhung gạt nước mắt chia sẻ.

Thời gian ở bệnh viện, anh Nguyễn Ngọc Đoàn (48 tuổi, cha bé Quý) cùng vợ ăn cơm từ thiện để tiết kiệm. Tiền dành dụm, anh chị dành mua thịt, cá cho con.

"Nằm bệnh viện mới thấy hết tình người mà đội ngũ y bác sĩ, nhà hảo tâm giúp đỡ con mình. Người ta gửi sữa, tiền bạc, quần áo vào cho bé dù chưa một lần gặp mặt. Vợ chồng tui biết ơn dữ lắm, nếu không có họ chúng tôi không biết vượt qua như thế nào" - anh Đoàn trải lòng.

Sau hơn hai tháng nằm viện, Quý trở về với gia đình dù vết thương chưa lành lặn hoàn toàn. Sau vụ tai nạn và hai lần ghép da, người em vẫn chi chít sẹo lồi lõm. Đi bán vé số, thấy người lạ nhìn chằm chằm vào những vết sẹo, cậu rụt rè núp sau lưng mẹ. 

Ngại ngùng là vậy nhưng hôm sau cậu lại xin theo chân mẹ đi bán vé số, không dám ở nhà vì ám ảnh vụ nổ bình gas năm trước. "Về được mấy tháng là sáng lại đi ghe cào theo cha, chiều đi bán vé số với mẹ. Ngoan lắm, không than vãn hay khó chịu gì cả. Có lẽ nó biết cha mẹ đều nghèo khổ nên dễ tính" - chị Nhung tâm sự.

Thương con ai kể tháng ngày - Kỳ cuối: Mẹ bán vé số mong chữa bệnh cho con - Ảnh 3.

Vì hoàn cảnh nhà neo đơn, bé Quý cùng mẹ đi bán vé số quanh các tuyến đường ở TP Cần Thơ - Ảnh: THÀNH NHƠN

Mong con có diện mạo bình thường

Bây giờ, hằng ngày anh Đoàn đi ghe cào đánh bắt cá theo con nước. Ngày nhiều thì kiếm khoảng 200.000 đồng còn khi ít thì 50.000 - 70.000 đồng. "Bán quanh đây cho xóm giềng, người ta thương nên hay ghé ủng hộ lắm. Trừ xăng dầu, công cán, chi phí sửa ghe thì còn chẳng bao nhiêu nhưng cũng phải làm đặng có tiền lo thuốc men cho con" - anh Đoàn trải lòng.

Ngôi nhà cặp mé lộ nhưng trống huơ hoác, chẳng có gì đáng giá. Gọi là nhà nhưng thật sự là người bà con thấy tội nghiệp nên cho dọn vào ở. Tháng nào anh chị cũng thiếu trước, hụt sau. Nhiều tháng không đóng tiền điện, bị báo cắt anh chị phải bấm bụng sang mượn hàng xóm. 

"Thấy tụi nó tội nghiệp, tui dù chẳng thân quen gì nhưng xót lòng nên tìm cách giúp. Khi thì đóng giúp tiền điện, khi mua nồi cơm cho vì nồi cũ đã hư. Tội nhất là thằng Quý, nhiều hôm nó bệnh phải ở nhà thì tui qua chăm sóc, đỡ đần giúp để cha mẹ nó đi mần" - bà Nguyễn Thị Bảy, hàng xóm chị Nhung, chia sẻ.

Năm nay đã 13 tuổi nhưng Quý vẫn mang hình hài một đứa trẻ 6,7 tuổi. Thân hình thấp bé, giọng nói đớt, trí não khù khờ, nên từ thuở lọt lòng em đã nhận được sự quan tâm hơn các anh chị em khác trong gia đình.

Anh Đoàn đi ghe cào thời gian không cố định, nhà lại neo người không ai trông coi nên tình cảnh buộc mỗi lần đi bán vé số chị Nhung phải chở con theo. Nhiều hôm nắng gắt, mưa dầm chị xót ruột nhưng không dám để con ở nhà vì ám ảnh tai nạn thương tâm năm trước. 

"Hôm nào con nóng sốt là tui nghỉ bán vài ngày để ở nhà với con. Không ai trông coi nên đem theo chứ cũng lo lắm, thương con đứt ruột" - chị Nhung chùng giọng trả lòng.

Chị Nhung tâm sự nhiều hôm cùng con đi bán vé số, ghé quán ăn thì chủ quán không lấy tiền hoặc thực khách bàn bên thấy tội nghiệp nên trả luôn phần tiền cho mẹ con chị. 

"Hôm nào không bán được nhiều thì ghé quán cơm từ thiện dành cho người nghèo. Tui cố gắng tích góp tiền để dẫn nó đi ghép da, phẫu thuật lại khuôn mặt. Bây giờ chỉ mong nó có được diện mạo bình thường để hòa nhập với bạn bè, bớt tự ti. Mai mốt tui có gì cũng an lòng" - chị Nhung ngân ngấn nước mắt

Mưa thôi rớt hạt, bóng hai mẹ con liêu xiêu khuất dần sau con đường dài.

Gãi cho con đến khi ngủ

Hồi Quý mới ở bệnh viện về nhà, vết thương vẫn chưa lành hẳn nên mỗi lần thay băng máu vẫn chảy ướt. "Các vết thương của con nóng lắm, nhiều đêm nó nằm gãi mà thấy thương. Tui với ông xã thường xoa cho đến khi nào nó ngủ hẳn rồi mình mới đi ngủ. Con thường ngày ngoan lắm, cho gì ăn nấy chứ không đòi hỏi cha mẹ" - chị Nhung đau đáu nhìn con chia sẻ.

Thương con ai kể tháng ngày - Kỳ 4: Người mẹ xẻ gan cứu conThương con ai kể tháng ngày - Kỳ 4: Người mẹ xẻ gan cứu con

TTO - 'Tôi mong chờ ngày này đã lâu rồi bác sĩ ạ! Tôi không có điều gì phải băn khoăn, hãy mau tiến hành phẫu thuật để cứu con tôi đi' - chị Phạm Thị Vinh thành khẩn giục bác sĩ lúc chuẩn bị lấy quá nửa phần gan của mình để trao cho con trai.

Xem thêm: mth.25751210162501202-noc-ohc-hneb-auhc-gnom-os-ev-nab-em-iouc-yk-yagn-gnaht-ek-ia-noc-gnouht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thương con ai kể tháng ngày - Kỳ cuối: Mẹ bán vé số mong chữa bệnh cho con”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools