vĐồng tin tức tài chính 365

Bộ mặt của chuỗi Phúc Long trước khi bắt tay với Masan mở quầy trà sữa trong VinMart+

2021-05-26 12:08

Mới đây, thông tin Tập đoàn Masan mua lại 20% Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage - công ty sẽ sở hữu thương hiệu Phúc Long, một trong những thương hiệu chuỗi bán lẻ trà và cà phê hàng đầu Việt Nam hiện nay khiến dư luận không khỏi xôn xao.

Cụ thể, Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN) cho biết Công ty TNHH The Sherpa - một Công ty thành viên của Tập đoàn - đã ký kết thỏa thuận mua lại 20% vốn tại Công ty CP Phúc Long Heritage - chủ sở hữu thương hiệu Phúc Long.

Thương vụ trên có giá trị 15 triệu USD, tương đương với việc Masan định giá chủ chuỗi trà sữa Phúc Long vào khoảng 75 triệu USD (hơn 1.700 tỷ đồng); đồng thời mở ra mô hình "Kiosk Phúc Long" dựa trên thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa VinCommerce của Masan và Phúc Long, tận dụng mạng lưới hơn 2.200 cửa hàng VinMart+ trên toàn quốc.

Bộ mặt của chuỗi Phúc Long trước khi bắt tay với Masan mở quầy trà sữa trong VinMart+ - Ảnh 1.

Với mạng lưới lên tới 2.200 siêu thị Vinmart+, mô hình "Kiosk Phúc Long" có thể tận dụng ngay các lợi thế về địa điểm, tệp khách hàng có sẵn.

Chuỗi bán lẻ trà và cà phê Phúc Long được thành lập năm 1968 tại cao nguyên chè Bảo Lộc (Lâm Đồng) và cửa hàng bán lẻ sản phẩm đầu tiên được thành lập tại số 134 đường Tổng Đốc Phương (ngày nay là đường Châu Văn Liêm, Quận 5, TP. HCM).

Phúc Long ra đời với mong muốn gìn giữ và lan tỏa bản sắc dân tộc đã có từ ngàn năm – đó là văn hóa thưởng thức trà – theo lối đi riêng đầy sáng tạo. Thương hiệu này hiện đang sở hữu khoảng 80 cửa hàng trên cả nước, tập trung chính tại TP.HCM và Hà Nội.

Với đam mê mạnh mẽ và nỗ lực không ngừng nghỉ trong 50 năm, Phúc Long đã sáng tạo ra những thức uống trà và cà phê kết hợp giữa vị đắng đặc trưng của trà hòa quyện với những nguyên liệu và phương pháp pha chế vô cùng hợp thời.

Đầu thập niên 80, Phúc Long tiên phong mở mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực kinh doanh trà và cà phê (mô hình tự phục vụ) với cửa hàng đầu tiên tại số 63 Mạc Thị Bưởi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.

Bộ mặt của chuỗi Phúc Long trước khi bắt tay với Masan mở quầy trà sữa trong VinMart+ - Ảnh 2.

So với các chuỗi cà phê lớn trên thị trường hiện nay, Phúc Long chỉ xếp sau Highlands Coffee.

Tiếp sau đó, Phúc Long đã mở thêm cửa hàng thứ 2 trên đường Đồng Khởi nơi Time Square ở hiện nay với lượng khách hàng vô cùng tấp nập và được nhiều người sành trà và cà phê biết đến.

Sau thành công đó, năm 2012, Phúc Long đã khai trương cửa hàng tại một trung tâm thương mại ở Quận 7, qua đó chính thức gia nhập ngành bán lẻ và dịch vụ đồ ăn và thức uống. 7 năm sau, Phúc Long "Bắc tiến" và ngay lập tức được nhiều tín đồ trà sữa, cà phê hưởng ứng. Hiện tại chuỗi F&B này có 82 cửa hàng, trong đó đa phần ở TP.HCM.

Trước khi Phúc Long bán 20% cổ phần cho Masan, 5 năm trở lại đây, Phúc Long ghi nhận sự tăng trưởng chóng mặt. Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy, năm 2019 Phúc Long ghi nhận 779 tỷ đồng doanh thu, tăng đột biến 65% so với 2018 và gấp gần 3 lần so với kết quả năm 2016.

Thành tích này đã giúp Phúc Long trở thành người dẫn đầu về doanh thu ngành trà sữa, vượt trội hơn hẳn các đối thủ khác như Tocotoco, Gong Cha, Koi Cafe, Bobapop hay Dingtea, Sharetea.

Theo đó, kết quả kinh doanh khả quan của năm 2019 đã đưa Phúc Long lọt top 4 thương hiệu F&B có doanh thu cao nhất thị trường. Trong danh sách này có thể kể đến Highlands Coffee (doanh thu 2.199 tỷ đồng năm 2019), The Coffee House (863 tỷ đồng) và Starbucks (783 tỷ đồng).

Bộ mặt của chuỗi Phúc Long trước khi bắt tay với Masan mở quầy trà sữa trong VinMart+ - Ảnh 3.

Phúc Long hiện đã đạt cột mốc 82 cửa hàng trên toàn quốc.

Tuy nhiên, dù doanh thu lớn nhưng lợi nhuận ròng của Phúc Long lại rất "khiếm tốn", chỉ từ vài tỷ đến dưới 20 tỷ đồng. Đơn cử năm 2019, chuỗi đồ uống này ghi nhận 20 tỷ đồng lợi nhuận, trong khi các năm trước đó con số chỉ dao động trong khoảng 2 - 4 tỷ đồng.

Hiện nay, tổng tiêu thụ trà và cà phê tại Việt Nam ước tính là 2,3 tỷ đô và dự kiến tăng trưởng hơn 10% mỗi năm. Trong đó, chuỗi cửa hàng bán lẻ trà và cà phê có thương hiệu chỉ chiếm 25% bao gồm các thương hiệu lớn như Highlands Coffee (trên 300 cửa hàng), The Coffee House (trên 150 cửa hàng) và Starbucks (trên 70 cửa hàng).

Masan và Phúc Long hy vọng với tiềm năng dân số trẻ và nhu cầu trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ mới, chuỗi cửa hàng trà và cà phê có thương hiệu sẽ bùng nổ trong thập kỉ tới. Hơn nữa, việc thử nghiệm thành công 4 Kiosk Phúc Long tại TP. HCM trong 3 tháng qua, hai bên tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu 1.000 Kiosk Phúc Long trong 18 - 24 tháng tiếp theo.

Xem thêm: mth.7630920152501202-tramniv-iht-ueis-iouhc-o-art-nab-nasam-iov-yat-tab-ihk-court-oas-ar-hnaod-hnik-gnol-cuhp/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bộ mặt của chuỗi Phúc Long trước khi bắt tay với Masan mở quầy trà sữa trong VinMart+”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools