vĐồng tin tức tài chính 365

Bình Thuận ra văn bản khẩn phòng, chống COVID-19

2021-05-28 19:47

Ngày 28-5, ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký công văn hỏa tốc gởi các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh.

Theo đó, tính đến chiều 28-5, Bình Thuận đã liên tiếp 441 ngày không ghi nhận thêm trường hợp nào nhiễm COVID-19 ngoài cộng đồng. Tuy nhiên, những ngày vừa qua, tình hình dịch bệnh cả nước đang tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, nhiều tỉnh, thành liên tục xuất hiện ca mắc trong cộng đồng với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau.

Không đến vùng có dịch nếu không thật sự cần thiết

Trước tình hình trên, chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh tập trung, ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch, xem công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Khẩn trương rà soát, quản lý người đi, đến, về từ các tỉnh, thành có dịch, nhất là TP.HCM. Thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống truyền thanh cơ sở, kêu gọi: “Người dân đã từng đi, đến, về từ TP.HCM và các tỉnh, thành có dịch trong vòng 14 ngày, chủ động đến trạm y tế nơi cư trú hoặc trung tâm y tế cấp huyện để khai báo y tế và được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19”.

Kêu gọi, vận động người dân trên địa bàn tỉnh không nên đi đến các tỉnh, thành đang có dịch, đặc biệt là TP.HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Đà Nẵng… và các vùng có dịch khác trong thời điểm hiện nay nếu không có việc thật sự cần thiết. 

Tạm dừng các hoạt động nghi lễ tôn giáo tập trung đông người (trên 10 người) tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; khuyến khích các hình thức sinh hoạt trực tuyến. 

Bình Thuận ra văn bản khẩn phòng, chống COVID-19 - ảnh 1
Kiểm tra tuyến tàu Phan Thiết - Phú Quý. Ảnh: P.NAM

Các cửa hàng, quán ăn, quán cà phê, quán nước phải giảm 50% công suất bán tại chỗ, khuyến khích bán mang đi, sắp xếp lại bàn ghế giãn cách theo quy định (bàn cách bàn tối thiểu 2 m, tính từ ghế gần nhất). Riêng quán cà phê, quán nước phải thực hiện đeo khẩu trang thường xuyên đối với tất cả nhân viên phục vụ và khách (trừ lúc uống).

Trung tâm Y tế, UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, lập danh sách các trường hợp đi/đến/về từ TP.HCM và các địa điểm có dịch trong vòng 14 ngày, điều tra kỹ yếu tố dịch tễ để quyết định áp dụng biện pháp phù hợp. Khi phát hiện các trường hợp F1 phải tiến hành tiêu độc, khử trùng, triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch.

Kiện toàn, củng cố Tổ giám sát COVID-19 cộng đồng. Thiết lập cơ sở thông tin hai chiều về phòng, chống dịch từ huyện đến xã, từ xã đến Tổ giám sát COVID-19 cộng đồng và từ Tổ giám sát COVID-19 cộng đồng đến từng hộ gia đình.

Thông qua việc lập các nhóm Zalo (hoặc hình thức khác phù hợp) theo các cấp, đảm bảo tất cả các Tổ giám sát COVID-19 cộng đồng phải kết nối thông tin đến các hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình do mình quản lý (thông tin từ trên xuống và từ dưới lên hằng ngày), nhằm mục đích là quản lý, giám sát chặt chẽ người đi/đến/về tỉnh từ vùng dịch, từ đó áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. 

Hoàn thành chậm nhất trước 11 giờ 30 phút ngày 30-5, báo cáo về Văn phòng UBND tỉnh và Sở Y tế. Kích hoạt lại tổ kiểm tra y tế tại các bến xe do huyện quản lý. Tiếp tục rà soát phương án, kịch bản phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”, chủ động xử lý các tình huống phát sinh theo từng cấp độ dịch.

UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm việc không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại nơi công cộng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống, quán nước, quán cà phê.

Bình Thuận ra văn bản khẩn phòng, chống COVID-19 - ảnh 2
TTGT Bình Thuận kiểm tra các bến xe tuyến cố định. Ảnh: P.NAM

Đề xuất cho các cơ sở giáo dục mầm non hoạt động trở lại

Sở Y tế phối hợp với các cơ quan có liên quan, tăng cường nắm thông tin về tình hình dịch tại các tỉnh, thành phố, nhất là TP.HCM, kịp thời cập nhật các địa điểm có dịch, các trường hợp F1 liên quan đến tỉnh để thông tin ngay đến các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị và Nhân dân, đồng thời thần tốc điều tra truy vết, xử lý theo quy định.

Chỉ đạo xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 đối với tất cả các trường hợp đi/đến/về từ TP.HCM (thuộc nhóm có nguy cơ cao) và các địa phương có dịch trong vòng 14 ngày để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch. Thực hiện lấy mẫu giám sát rộng rãi tại các nơi có nguy cơ cao, các hoạt động tập trung đông người như: Cảng cá, nhà hàng, khách sạn, chợ, các khu công nghiệp, doanh nghiệp có nhiều lao động.

Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, UBND cấp huyện rà soát, chuẩn bị mọi nguồn lực cần thiết (nhân lực, vật tư, sinh phẩm, thuốc men, công cụ, phương tiện, kể cả bệnh viện dã chiến), sẵn sàng cho các tình huống dịch bệnh, kể cả tình huống xấu nhất có thể xảy ra; đảm bảo dự trữ đầy đủ các test xét nghiệm (15.000 test nhanh; 10.000 test kit); có phương án phối hợp với các cơ quan y tế Trung ương đảm bảo năng lực xét nghiệm từ 3.000 đến 10.000 mẫu trong 24 giờ.

Sở GTVT chỉ đạo và thông báo tạm dừng hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch, đi/đến các tỉnh có dịch, bao gồm TPHCM kể từ 0 giờ ngày 29-5 đến hết ngày 4-6. 

Công an tỉnh tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các điểm làm thẻ căn cước công dân, đảm bảo an toàn cho cán bộ làm nhiệm vụ và Nhân dân. Chỉ đạo Công an cấp huyện và xã, phường phối hợp với y tế cơ sở và các trưởng thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác rà soát, nắm chắc các trường hợp người đi/đến/về từ vùng dịch; quản lý chặt chẽ các trường hợp tạm trú, tạm vắng. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương trong việc bảo đảm an ninh, trật tự; giám sát cách ly vòng ngoài tại các khu cách ly tập trung; các khách sạn được thiết lập làm cơ sở cách ly có trả phí.

Tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm; các đối tượng nhập cảnh trái phép; các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh, gây hoang mang cộng đồng.

Sở GD&ĐT tiếp tục hoàn chỉnh phương án phòng, chống dịch đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, đảm bảo có phương án xử lý kịp thời khi có tình huống nghi nhiễm/nhiễm COVID-19; quản lý chặt chẽ học sinh, giáo viên tham gia kỳ thi trong thời gian ít nhất 21 ngày trước ngày thi. Đề xuất UBND tỉnh xem xét cho phép các cơ sở giáo dục mầm non hoạt động trở lại ở quy mô hợp lý.

Sở VHTT&DL tiếp tục rà soát, quản lý các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh rà soát các cơ sở cách ly tập trung, kích hoạt để sẵn sàng đưa vào hoạt động ngay khi có trường hợp đưa vào cách ly tập trung.

Sở Nội vụ chỉ đạo Ban Tôn giáo tăng cường kiểm tra việc thực hiện tạm dừng các nghi lễ tôn giáo, hoạt động lễ hội tập trung đông người tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự...

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, TP chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các biện pháp phòng, chống dịch và trực tiếp kiểm tra tại cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ sở, địa bàn được phân công theo dõi, và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu thiếu kiểm tra, giám sát, thiếu trách nhiệm trong thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh.

Xem thêm: lmth.745889-91divoc-gnohc-gnohp-nahk-nab-nav-ar-nauht-hnib/iht-od/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bình Thuận ra văn bản khẩn phòng, chống COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools