vĐồng tin tức tài chính 365

Muôn kiểu lừa đảo trong mùa dịch Covid-19

2021-05-31 10:57

Chiêu lừa dịch vụ "ship cod"

Anh Nguyễn Văn Cường (ngụ TP.Thủ Đức) là chủ cửa hàng bán đồ điện. Anh đăng thông tin các mặt hàng lên trang Facebook cá nhân để có thêm khách mua. Một hôm, có khách "chat" với anh qua mạng, hỏi mua quạt điện giá 465 ngàn đồng cho công ty, nhưng muốn ghi trong phiếu mua hàng là 1,6 triệu đồng để lấy chênh lệch, giao nhận hàng theo hình thức "ship COD" (thu hộ tiền cho người bán hàng). Nghĩa là "shipper" (nhân viên giao hàng) đến gặp anh Cường, đưa 1,6 triệu đồng để lấy quạt điện và phiếu mua hàng. Sau đó, khách sẽ nhắn số tài khoản để anh Cường chuyển lại cho họ 1.135.000 đồng tiền chênh lệch.

Cho rằng việc đó không ảnh hưởng gì đến mình nên anh Cường đồng ý, nhắn cho khách địa chỉ lấy hàng. Sau đó, shipper của hãng giao nhận tới lấy quạt điện và đưa cho anh Cường 1,6 triệu đồng. Khi shipper vừa rời khỏi cửa hàng, khách gọi điện thúc giục anh Cường chuyển khoản cho mình số tiền chênh lệch. Do đã nhận 1,6 triệu đồng từ shipper, anh Cường liền sử dụng Internet Banking chuyển trả cho khách 1.135.000 đồng vào số tài khoản mà khách cung cấp.

Khoảng nửa giờ sau, đang lo bán hàng thì anh Cường nhận được cuộc gọi của shipper, thông báo không gọi được cho người nhận hàng. Anh Cường vội gọi điện cho vị khách trên, nhưng không liên lạc được. Không còn cách nào khác, chủ của hàng đành bảo shipper quay lại và trả cho anh ta 1,6 triệu đồng. Theo lời shipper, ở địa chỉ nhận hàng, người dân cho biết không có ai mang tên như trên phiếu giao hàng. Thế là bỗng dưng anh Cường bị gã khách lưu manh lừa lấy 1.135.000 đồng.

Ảnh chụp màn hình lệnh chuyển tiền thật
Ảnh chụp màn hình lệnh chuyển tiền giả

Ảnh chụp màn hình lệnh chuyển khoản giả

Rất nhiều người bán hàng bị một nhóm trên mạng xã hội Facebook lừa vì tưởng nhầm khách đã chuyển tiền cho mình. Theo đó, đối tượng giả làm khách đặt mua hàng qua mạng, đồng thời chụp màn hình điện thoại về thông tin chuyển khoản số tiền phải thanh toán cho bên bán thành công qua Internet Banking. Bên bán coi hình chụp màn hình điện thoại, tưởng đó là thật nên nhờ dịch vụ giao nhận chuyển hàng cho khách. Khi shipper lấy hàng đi rồi, tài khoản ngân hàng của người bán chưa nhận được tiền nên họ gọi điện cho khách thì được trấn an là do ngân hàng bị lỗi mạng nên tiền chưa tới. Phía shipper giao hàng xong và cũng không thể lấy lại được.

Chị Hồng Vân chuyên bán hàng hiệu giảm giá qua mạng, bị chiếm đoạt đôi giày Adidas giá 1,8 triệu đồng, kể: Chị nhận tin nhắn qua ứng dụng Messenger của một cô gái trẻ rất sành điệu, hỏi mua đôi giày Adidas chị mới đăng. Cô gái nhanh chóng chuyển khoản và chụp ảnh màn hình thông báo tài khoản của cô ta chuyển khoản thành công cho chị Vân. Sau đó, cô gái nhắn tin sẽ đặt GrapBike lấy hàng. Do có nhiều khách từng mua hàng kiểu này nên chị Vân không cảnh giác.

Giải quyết nhiều đơn hàng khác xong, khi nhớ ra, chị Vân kiểm tra thì chưa nhận được tin nhắn của ngân hàng về số tiền chuyển khoản trên. Chị liền chat hỏi khách, cô gái trả lời rất nhanh: "Chắc lỗi hệ thống, chị chờ thêm chút nữa nhen!". Chiều hôm đó, tài khoản của chị Vân vẫn chưa nhận được tiền. Chị Vân liên lạc thì số điện thoại của khách không gọi được, còn tài khoản trên ứng dụng Messenger của cô gái đã chặn tài khoản của chị. Lúc này, chị Vân mới biết mình sập bẫy lừa.

Chị Minh Trang bán hàng online cũng bị lừa mất một áo khoác Uniqlo giá hơn 600 ngàn đồng với thủ đoạn tương tự. Khi nhận tin nhắn kèm ảnh chụp màn hình điện thoại, thể hiện khách chuyển tiền thành công qua Internet Banking, chị Trang đồng ý cho khách đặt xe GrapBike đến nhận hàng. Sau khi giao hàng, nhưng không nhận được tiền và cũng không liên lạc được với khách, chị mới biết đó là kẻ lừa đảo.

Qua kiểm tra lại ảnh chụp màn hình do các đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ làm giả thì nhìn rất giống thật. Do đó, để tránh bị kẻ gian đưa vào bẫy, những người bán hàng online cần tăng cường cảnh giác với khách lạ, chỉ nên cho nhân viên hãng giao nhận lấy hàng khi thực tế đã nhận tiền vào tài khoản, chứ không thể căn cứ vào ảnh chụp màn hình lệnh chuyển tiền thành công, vì rất có thể đó là lệnh chuyển tiền giả mạo.

Anh Thy

Xem thêm: lmth.842311_oad-aul-ueik-noum/caig-hnac/na-uv/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Muôn kiểu lừa đảo trong mùa dịch Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools