Đại học - cột mốc quan trọng được hàng ngàn sĩ tử khát khao chinh phục
Kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực được đánh giá là một kênh xét tuyển độc lập không phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả học bạ, giúp thí sinh tăng tối đa cơ hội vào đại học. Ngay trong đề thi, ĐHQG TP.HCM cũng xác định cụ thể mục tiêu nhắm tới là đánh giá năng lực cơ bản của mỗi thí sinh.
Năm 2022, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM được tổ chức 2 đợt vào ngày cuối tháng 3 và cuối tháng 5. Điểm đặc biệt của phương thức này là thí sinh có đến 2 cơ hội để dự thi và chọn kết quả đợt thi cao hơn để xét tuyển. Phương thức này được xem là cơ hội vàng vào giảng đường đại học mà thí sinh nên tận dụng và nắm bắt trong giai đoạn trước khi kỳ thi Tốt nghiệp quốc gia sắp diễn ra.
Thí sinh tìm hiểu về phương thức xét tuyển đại học năm 2022 của HUFLIT
Đánh giá năng lực của thí sinh và giảm áp lực thi tốt nghiệp
Điểm khác biệt của phương thức xét tuyển bằng điểm thi Đánh giá năng lực so với phương thức thi Tốt nghiệp THPT là đề thi không quá tập trung vào kiến thức ghi nhớ ở bậc THPT. Nội dung bài thi tích hợp đầy đủ cả về kiến thức và tư duy với hình thức cung cấp số liệu, dữ liệu và các công thức cơ bản, đánh giá khả năng suy luận, giải quyết vấn đề. Bài thi có 120 câu hỏi, thời gian làm 150 phút không hoàn toàn dựa trên lý thuyết, mà còn bao gồm kiến thức xã hội và suy luận logic. Do đó, kỳ thi đánh giá đúng năng lực và kiến thức của thí sinh qua các môn học và hiểu biết xã hội.
Hơn thế nữa, trước sức nóng của kỳ thi Tốt nghiệp THPT sắp diễn ra, rất nhiều thí sinh chịu áp lực tâm lý có thể dẫn đến việc làm bài thi chưa tốt. Do đó, việc chọn lựa phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM giúp cánh cổng vào đại học thêm rộng mở, qua đó gián tiếp giảm áp lực thi tốt nghiệp cho các thí sinh. Ngoài ra, kỳ thi đánh giá năng lực năm nay cũng được nhiều người đánh giá ít căng thẳng hơn kỳ thi THPT Quốc gia khi thí sinh có thể thi lại lần 2 nếu kết quả lần 1 chưa đạt như mong muốn.
Xét tuyển bằng điểm thi Đánh giá năng lực giúp giảm áp lực thi tốt nghiệp cho các thí sinh
Cơ hội trở thành sinh viên với điểm điều kiện xét tuyển từ 600 điểm
Bên cạnh các phương thức tuyển sinh phổ biến như xét kết quả thi tốt nghiệp THPT hay xét học bạ THPT, từ năm 2020, Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) đã áp dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM đối với tất cả các ngành đào tạo bậc đại học hệ chính quy của Nhà trường, tăng tối đa cơ hội cho thí sinh muốn xét tuyển vào HUFLIT.
Năm 2022, để nắm bắt cơ hội trở thành tân sinh viên Khóa 28 của HUFLIT, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển theo phương thức Đánh giá năng lực ngay từ bây giờ. Ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét chỉ từ 600 điểm. Điểm sàn nhận hồ sơ của Trường năm nay so với năm 2021 không có sự thay đổi. Thời gian nhận hồ xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực từ 15-5 đến hết 30-6-2022.
HUFLIT chính thức nhận hồ sơ xét tuyển đánh giá năng lực từ ngày 15-5
Điểm xét tuyển là tổng điểm bài thi Đánh giá năng lực năm 2022 của ĐH Quốc gia TP.HCM (theo thang điểm 1.200) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực của quy chế tuyển sinh hiện hành. Quá trình xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc của Bộ GD&ĐT.
Thí sinh đạt từ ngưỡng điểm xét tuyển nêu trên trở lên có thể đăng ký xét tuyển theo 4 bước sau:
- Bước 1: Thí sinh đăng ký trực tuyến tại: https://tuyensinh.huflit.edu.vn (lưu ý điền đầy đủ và chính xác thông tin).
- Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản với username + password được cung cấp (qua email). Kiểm tra, chỉnh sửa thông tin nếu cần thiết.
- Bước 3: In phiếu đăng ký xét tuyển + chuẩn bị hồ sơ tuyển sinh (gồm các loại giấy tờ nêu ở thông báo).
- Bước 4: Nộp hồ sơ về trường (chọn 1 trong 2 cách):
● Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trụ sở chính của HUFLIT;
● Nộp hồ sơ gián tiếp: qua bưu điện hoặc chuyển phát nhanh đến Phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, 828 Sư Vạn Hạnh, phường 13, quận 10, TP.HCM.
Xem thêm: mth.82743107050602202-coh-iad-oav-gnav-ioh-oc-cul-gnan-aig-hnad-cuht-gnouhp/nv.ertiout