vĐồng tin tức tài chính 365

10.000 câu hỏi gửi đối thoại với Thủ tướng: Công nhân quan tâm lương, bảo hiểm, nhà...

2022-06-12 10:11
10.000 câu hỏi gửi đối thoại với Thủ tướng: Công nhân quan tâm lương, bảo hiểm, nhà... - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động sáng nay 12-6 tại Bắc Giang - Ảnh: NAM TRẦN

Mong tăng lương, mua nhà ở xã hội với lãi suất thấp hoặc thuê nhà giá rẻ…

Là lao động xa quê, chị Triệu Thị Huyền, 31 tuổi, công nhân sản xuất thiết bị điện tử, vẫn mong ước có một "mái nhà" khang trang, sạch đẹp hơn. 

Biết tin Thủ tướng đối thoại với công nhân, chị Huyền gửi gắm vài điều giản đơn như mong thu nhập hằng tháng tăng lên, mua nhà ở xã hội với lãi suất thấp hoặc thuê nhà giá rẻ…

"Mình có con lớn nên sinh hoạt rất bất tiện vì có hôm cả nhà phải nằm chung một chiếc giường. Mình mong một căn nhà rộng khoảng 70m2, thoáng mát vì phòng mình thuê chỉ rộng 20m2. Có nhà mới thì mùa hè sẽ đỡ vất vả vì ở đây rất nóng", chị Huyền bộc bạch.

Trong khi đó vợ chồng anh Lê Xuân Giáp (38 tuổi) và chị Cao Thị Oanh (31 tuổi) cũng vất vả không kém. Làm ở công ty sản xuất thiết bị văn phòng của nước ngoài, mỗi tháng hai vợ chồng vẫn phải làm thêm giờ để tăng thu nhập vì nếu không chỉ nhận lương cứng khoảng 7 triệu đồng/người/tháng.

Với vợ chồng anh Giáp, mong muốn lớn nhất lúc này là Chính phủ có chính sách hỗ trợ xây nhà ở giá rẻ cho người lao động, giảm giá điện nước. Anh Giáp tâm sự Chính phủ có thể hỗ trợ trả góp nhà ở xã hội với mức 5 triệu đồng/tháng trở xuống vì tiền thuê nhà của anh cũng "ngốn" 20-30 triệu đồng/năm.

"Mình đang ở phòng trọ khép kín 22-25m2 nên mong được ở phòng rộng khoảng 40m2, có chia phòng khách, phòng ngủ, khu nấu ăn và nhà vệ sinh riêng. Chứ nếu giá nhà 16-17 triệu/m2 thì cả đời mình cũng không mua được", chị Oanh tâm sự.

Chị Oanh nói thêm trong thời buổi "bão giá", gia đình công nhân nào cũng mong có mô hình siêu thị trợ giá gạo, dầu ăn, bột giặt, sữa tươi cho con; có lớp trông trẻ đến tối; hỗ trợ tiền ăn cho con khi học bán trú; hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội…

"Nếu được mong Chính phủ sớm tăng lương cơ bản cho công nhân, dù không nhiều nhưng cuộc sống đỡ vất vả hơn", chị Oanh nói.

Các nhóm vấn đề "nóng"

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Ngọ Duy Hiểu, phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết trong gần 10.000 câu hỏi công nhân lao động gửi đến buổi đối thoại tại Bắc Giang sắp tới, Công đoàn Việt Nam chọn ra 10 nhóm vấn đề lớn. 

Nổi bật là vấn đề tăng lương tối thiểu từ 1-7-2022 (chiếm 36% tổng số câu hỏi); nhóm vấn đề nhà ở, nhà trẻ cho con công nhân và nhóm chính sách cho công nhân như chính sách tiền thuê nhà, mua nhà ở xã hội, hỗ trợ cho học sinh mầm non là con công nhân ở khu công nghiệp…

"Tín dụng đen" cũng là một trong những vấn đề mà nhiều công nhân gửi đến Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Có những câu chuyện được kể trong nước mắt, với hoàn cảnh, bi kịch mà họ đối mặt khi tìm đến tín dụng đen. Họ đang gặp khó khăn khi tiếp cận tín dụng ngân hàng", ông Hiểu chia sẻ.

Cũng theo ông Hiểu, nhiều công nhân quan tâm đến sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hội theo hướng tạo niềm tin để người lao động gắn bó lâu dài với hệ thống an sinh, hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần; chế độ hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động mắc COVID-19; xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật như không ký hợp đồng lao động, nợ lương, nợ đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân; hỗ trợ tiền thuê nhà trọ theo gói 6.600 tỉ đồng…

Ông Hiểu cho biết nhiều vấn đề "nóng" đã được giải quyết qua đối thoại giữa Thủ tướng và công nhân các năm qua như giảm giá điện, nhiều địa phương quan tâm dành quỹ đất để xây nhà ở cho công nhân. Vị này đánh giá cao có địa phương đã chủ động đặt ra mục tiêu hàng trăm nghìn "mái nhà" cho công nhân xuất phát từ chính chỉ đạo của Chính phủ.

Trong tháng 5-2022, hơn 2/3 các tỉnh thành trên cả nước đã tổ chức đối thoại với công nhân, nhiều vấn đề ở cơ sở "trùng" với những vấn đề ở trung ương. Nhiều vấn đề cụ thể, cá biệt ở địa phương đã được chủ tịch UBND các địa phương đưa ra kết luận và có tiến độ, kế hoạch giải quyết. 

Tại đối thoại ngày 12-6, các kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ là tiền đề để chính quyền địa phương định hướng, hiện thực hóa mong mỏi của người lao động.

Tuổi Trẻ Online đang cập nhật.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với công nhân

Sáng 12-6, tại Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc đối thoại với 4.500 công nhân lao động. Thủ tướng đối thoại với công nhân năm 2022 là diễn đàn để đoàn viên, công nhân lao động gặp gỡ, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị, đề xuất những vấn đề liên quan đến việc làm, đời sống.

Cùng tham dự có bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, trung ương và nhiều đại biểu có mặt trực tiếp tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bắc Giang. Đây là lần thứ 6 Thủ tướng đối thoại với công nhân lao động.

HÀ THANH - HÀ QUÂN

Tin sáng 12-6: Thủ tướng đối thoại với công nhân; Tiếp tục cảnh báo bùng dịch sốt xuất huyếtTin sáng 12-6: Thủ tướng đối thoại với công nhân; Tiếp tục cảnh báo bùng dịch sốt xuất huyết

TTO - Thủ tướng đối thoại với công nhân; Cả nước hơn 43.600 ca mắc sốt xuất huyết, Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu quyết liệt phòng chống; TP.HCM mở cao điểm kiểm tra, xử lý xe quá tải; Chợ phiên không tiền mặt... là những tin đáng chú ý sáng nay.

Xem thêm: mth.74033219021602202-ahn-meih-oab-gnoul-mat-nauq-nahn-gnoc-gnout-uht-iov-iaoht-iod-iug-ioh-uac-000-01/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“10.000 câu hỏi gửi đối thoại với Thủ tướng: Công nhân quan tâm lương, bảo hiểm, nhà...”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools