Thị trường đồ cũ được quan tâm hơn gắn với xu hướng tiêu dùng xanh - Ảnh: N.BÌNH
Thị trường đồ cũ Việt Nam có thể tăng trưởng gấp 3 lần, với giá trị lên đến 5,1 tỉ USD trước năm 2026 so với 1,1 tỉ USD hiện nay. Làm sao để đưa những sản phẩm đã qua sử dụng quay lại thị trường tiêu dùng và tiếp tục sử dụng?
Theo báo cáo gần nhất của RedSheer Strategy Consultants, thị trường mua bán đồ cũ ở Việt Nam hiện đang được định giá 1,1 tỉ USD, với xu hướng ngày càng có nhiều người thực sự mong muốn dùng đồ cũ.
Còn khảo sát của Carousell Recommerce Index 2021, cho thấy 83% người Việt Nam từng mua đồ đã qua sử dụng và sẽ tiếp tục mua đồ đã qua sử dụng. Bên cạnh đó, tiêu dùng bền vững, trong đó tái sử dụng, tái chế và bảo vệ môi trường đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z, thế hệ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, khảo sát của hãng cũng ghi nhận với đặc thù sản phẩm đồ đã qua sử dụng, lo ngại về chất lượng sản phẩm trong các trường hợp bị lỗi, không đúng như mô tả chiếm 70% lý do người Việt không chọn mua đồ cũ.
40% người được hỏi chia sẻ rằng việc xác thực hoặc bảo hành đối với các món hàng có thể bị lỗi, hoặc không giống như mô tả sẽ giúp họ dễ dàng ra quyết định mua đồ cũ.
Thách thức lớn nhất của thị trường này là làm sao mua bán đồ cũ trở thành lựa chọn đầu tiên với người dùng khi có quá nhiều rủi ro trong giao dịch trực tuyến?
Ngày 14-6, tại buổi ra mắt "Tính năng mới, xây dựng tương lai cho mua bán đồ cũ", ông Nguyễn Trọng Tấn, CEO Chợ Tốt, cho biết năm 2021, 3 ngành hàng đồ cũ được mua bán thường xuyên nhất trên nền tảng này là đồ điện tử, đồ gia dụng và thời trang.
Việc ngày càng nhiều người Việt tái sử dụng đồ cũ đã thúc đẩy thị trường mua bán đồ cũ phát triển với giá trị thương mại dự kiến 5,1 tỉ USD vào năm 2026. "Chúng tôi tin rằng thị trường đồ cũ có thể đáp ứng được nhu cầu cũng như khả năng chi trả của nhiều người", ông Tấn nói.
Để tăng cường trải nghiệm an toàn trong giao dịch mua bán đồ cũ, các sàn thương mại điện tử đều có quy định và tiêu chí minh bạch, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Bên cạnh việc tăng cường chính sách bảo vệ người dùng với tính năng mới, quy trình giao dịch cũng được thay đổi.
Trước đây, việc mua bán đồ cũ cần trải qua quá trình nhiều bước từ liên hệ, thỏa thuận đến gặp mặt, kiểm tra, thanh toán, giao nhận hàng. Giờ đây, khi quyết định mua một món đồ cũ được thanh lý, người mua chỉ cần chọn nút “mua ngay” và thanh toán, món hàng sẽ được giao đến tận nhà, dễ dàng tiện lợi như mua một món đồ mới trên sàn thương mại điện tử.
Ngoài ra, sàn cũng sử dụng các công cụ thanh toán không tiền mặt như một vai trò trung gian. Theo đó, khi thực hiện số tiền người mua thanh toán, số tiền sẽ được giữ đảm bảo an toàn cho đến khi xác nhận giao dịch thành công.
Các nhà kinh doanh cũng cho biết sẽ đẩy mạnh việc xây dựng hệ sinh thái toàn diện cho mua bán đồ cũ thông qua việc phối hợp với các đối tác chiến lược cung cấp các dịch vụ kiểm định, chứng thực, bảo hành, và tài chính.
Về lâu dài, sẽ kết hợp nền tảng trực tuyến và chuỗi dịch vụ truyền thống nhằm cung cấp trải nghiệm toàn diện cho người bán và người mua.
Thị trường đồ cũ tại Bỉ đạt doanh thu hàng năm là 1,5 tMột chợ đồ cũ ở Bỉ. Ảnh: thecookieproject.me euro. Đây là kết quả một cuộc khảo sát do Liên đoàn thương mại Bỉ (Comeos) thực hiện đối với 600 người Bỉ.
Xem thêm: mth.33334001141602202-man-teiv-o-dsu-it-5-noh-gnourt-iht-al-eht-oc-uc-od/nv.ertiout