Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala (giữa) trong cuộc họp tại trụ sở WTO ở Thụy Sĩ ngày 17-6 - Ảnh: SHUTTERSTOCK
Theo báo Wall Street Journal, biện pháp này giúp kết thúc cuộc chiến gay gắt về quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ của các công ty đối với các sản phẩm y tế quan trọng trong suốt đại dịch.
Biện pháp này sẽ giúp các công ty tại những nước đang phát triển như Nam Phi dễ dàng sản xuất và xuất khẩu vắc xin COVID-19 đã được cấp bằng sáng chế trong một số trường hợp nhất định mà không cần xin phép bên giữ bản quyền nếu được chính phủ nước họ đồng ý.
Theo báo Wall Street Journal, thỏa thuận về vắc xin là chiến thắng quan trọng đối với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo Iweala, lãnh đạo nữ và là người châu Phi đầu tiên của tổ chức này.
"Khi tôi nhận và bắt đầu công việc này, sự kỳ vọng của WTO không quá cao. Tuy nhiên ngày hôm nay, chúng tôi đã chứng minh rằng WTO có thể đạt được các kết quả", bà Iweala cho biết.
Các chuyên gia cho biết sự thay đổi trong các quy định về quyền sở hữu trí tuệ sẽ không gây nhiều tác động lớn trên thực tế, vì lượng vắc xin hiện nay trên toàn cầu đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất vắc xin có rất ít nhu cầu để tăng sản xuất.
"Thỏa thuận này cho thấy chúng ta có thể hợp tác cùng nhau để khiến WTO phù hợp hơn với nhu cầu của người bình thường", bà Katherine Tai, đại diện Thương mại Mỹ, cho biết.
"Chính quyền Tổng thống Biden sẽ tiếp tục làm việc với các thành viên WTO, lĩnh vực tư nhân và các đối tác khác để mở rộng sản xuất và phân phối vắc xin nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp hồi phục sức khỏe toàn cầu", bà Tai nói thêm.
TTO - Theo báo cáo về "Chỉ số sở hữu trí tuệ quốc tế 2022" của Trung tâm Chính sách đổi mới toàn cầu thuộc Phòng Thương mại Mỹ, Singapore đứng đầu danh sách gồm 55 quốc gia và vùng lãnh thổ với 97,22 điểm (trên thang điểm 100).