Vậy, đàn ông sau 40 tuổi phải đạt được bao nhiêu cái trong một lần chống đẩy là đủ tiêu chuẩn? Hãy tham khảo bài viết dưới đây:
Nghiên cứu cho thấy, số lần chống đẩy có thể giúp bạn dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trên những người lính cứu hỏa, kết quả cho thấy những người hoàn thành được hơn 40 cái đều có kết quả đánh giá sức khỏe tuyệt vời, còn những người không làm được 10 cái có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 95%.
Số lần chống đẩy có thể giúp bạn dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ảnh: Internet
Đối với những người bình thường, nếu trên 50 tuổi mà số lần chống đẩy vẫn có thể đạt tiêu chuẩn thì có nghĩa là thể lực của bạn khá tốt.
40-49 tuổi: > 40 (xuất sắc), > 22 (tốt), > 13 (khá)
50-59 tuổi: > 33 (xuất sắc), > 27 (tốt), > 9 (khá)
Trên 60: > 28 (xuất sắc), > 13 (tốt), > 5 (khá)
Bạn có thể kiểm tra số liệu để biết mình có đủ tiêu chuẩn hay không. Nếu bạn thậm chí không thể thực hiện được 10 cái có nghĩa là cơ thể cần được tăng cường sức mạnh và bạn cần tập thể dục nhiều hơn.
Trên thực tế, sau tuổi trung niên, thể lực suy giảm là điều bình thường do khối lượng xương và cơ bị mất đi, vì vậy chúng ta cần tăng cường thể lực và trì hoãn sự lão hóa thông qua các bài tập thể dục.
Một người đàn ông 52 tuổi khẳng định thực hiện 40 lần chống đẩy mỗi ngày và 4 lợi ích chính không ngờ tới.
Khi bắt đầu luyện tập chống đẩy, ông Hoàng nhận ra nó không hề đơn giản mà rất khó để thực hiện liên tiếp 4 hoặc 5 cái trong một tư thế chuẩn. Sau thời gian dài luyện tập, ông đã có thể thực hiện 40 cái trong một lần và nhận thấy cơ thể của mình đã có những thay đổi đáng kể.
Đầu tiên là dung tích phổi đã được cải thiện, biểu hiện ở số lần chống đẩy trong một lần tập ngày càng tăng lên. Lúc mới tập, ông chỉ mới thực hiện 4 đến 5 cái đã bắt đầu khó thở và tức ngực. Giờ đây, ông đã hoàn thành hàng chục cái mà chỉ cần đứng lên điều chỉnh nhịp thở và thở thật nhịp nhàng. Tháng trước, ông có đi khám sức khỏe thì kết quả cho thấy dung tích phổi đã tăng lên rất nhiều.
Chống đẩy giúp tăng dung tích phổi. Ảnh: Aboluowang
Thứ hai, cơ thể có nhiều bó cơ hơn. Chống đẩy có thể tập luyện các cơ của phần trên cơ thể, hiện tại cơ tay và cơ vai của ông Hoàng đã săn chắc hơn, không còn lỏng lẻo và chùng nhão như trước nữa, trông ông rất khỏe khoắn. Khối lượng cơ tăng lên cũng giúp rút ngắn thời gian đau nhức cơ, trước đây ông tập một lần phải mất đến hai ba ngày mới hết đau nhức cánh tay, nhưng nay ông hồi phục nhanh chóng.
Ngoài ra, sức mạnh chi trên của ông Hoàng cũng trở nên khỏe hơn. Sức mạnh cơ bắp tăng lên thể giúp cải thiện tổng thể của sức mạnh chi trên. Đồng thời xương khớp được tăng cường, khả năng tái tạo và sửa chữa tế bào được nâng cao. "Tôi có nhiều năng lượng hơn, và bây giờ tôi không gặp vấn đề gì khi leo cầu thang bộ 5 tầng liên tục. Tôi thậm chí có nhiều năng lượng hơn một số thanh niên", ông chia sẻ.
Bài tập chống đẩy giúp tăng sức mạnh cơ bắp. Ảnh: Aboluowang
Cuối cùng, chống đẩy trong thời gian dài cũng có tác dụng chống lão hóa nhất định, đặc biệt khi một người đến tuổi trung niên, khối lượng xương và cơ giảm, da chùng và bắt đầu lão hóa. Tập thể dục đã giúp ông Hoàng có vóc dáng cân đối, tinh thần sảng khoái và cảm xúc cũng được cải thiện. Ông trông trẻ hơn rất nhiều so với bạn bè cùng lứa tuổi, số lần ốm đau giảm hẳn, lipid máu và huyết áp dần ổn định, các chỉ số sức khỏe được cải thiện.
Chống đẩy rất thích hợp cho những người trung tuổi như ông Hoàng, không cần tốn tiền, lại có chức năng dưỡng sinh, nếu gắn bó lâu dài có thể phát triển thân hình cường tráng. Giờ đây, ông Hoàng đã quen với 40 lần chống đẩy mỗi ngày, bỏ một ngày cũng cảm thấy không quen, đồng thời ông cũng chuẩn bị tăng độ khó lên và làm cho bài tập phong phú hơn.
Các bài chống đẩy nâng cao:
1. Di chuyển bài chống đẩy sang trái và phải. Bài chống đẩy ban đầu được thực hiện tại chỗ, nhưng bây giờ sẽ khó hơn khi xoay cơ thể với các ngón chân làm trục, di chuyển rộng bằng bả vai sang trái rồi sang phải.
2. Kết hợp chống đẩy và đánh tay cao với nhau. Đối với mỗi lần hỗ trợ, nâng thân trên lên và đánh tay cao nhanh ba lần.
3. Chống đẩy khoảng cách hẹp, như tên gọi, là rút ngắn khoảng cách giữa hai tay, sau đó chuyển chúng thành điểm đỡ đơn sau khi đã thích ứng, dùng lòng bàn tay hoặc quả tạ một bên làm điểm hỗ trợ.
4. Nâng tạ để chống đẩy, giữ một quả tạ ở mỗi tay trái và phải, nhấc một quả tạ lên sau khi nằm xuống, lại nằm xuống, nâng quả tạ ở tay kia và luân phiên trái phải.
Các kiểu chống đẩy trên phải có nền tảng, nếu mới bắt đầu tập thì nên bắt đầu bằng những bài chống đẩy đơn giản nhất, sau khi cơ thể thích nghi với cơ thì có thể theo đuổi các bài tập khó hơn.
Tổng kết lại, nếu bạn trên 40 tuổi mà vẫn có thể chống đẩy thì có nghĩa bạn là người rất chú ý đến việc tập luyện. Ngoài ra, nếu thể lực không đủ để thực hiện các bài tập chống đẩy, bạn có thể lựa chọn các môn thể thao khác phù hợp thể trạng như chạy, bơi lội và Thái cực quyền đều có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.
*Theo: Aboluowang
Theo Thuỳ Linh
Trí thức trẻ