Phấn đấu năm 2030 có 5.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất - Ảnh: MAI VINH
Đây là nội dung trong nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới vừa được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành.
Nghị quyết đặt ra mục tiêu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140.000 tổ hợp tác, 45.000 hợp tác xã, 340 liên hiệp hợp tác xã. Có trên 5.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2045, phấn đấu thu hút tối thiểu 20% dân số tham gia các tổ chức kinh tế tập thể.
Để thực hiện mục tiêu trên, nghị quyết đặt ra yêu cầu trước hết cần phải nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể. Sửa đổi các chính sách ưu đãi trên cơ sở nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù, xây dựng chương trình tổng thể như phát triển nguồn nhân lực, chính sách đất đai, tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ, hỗ trợ về thông tin...
Trong các chính sách ưu đãi này, đáng chú ý nhất nghị quyết nêu rõ sẽ khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể tích tụ đất đai cho sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp để hình thành chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp quy mô lớn. Bố trí quỹ đất cho tổ chức kinh tế tập thể thuê, ưu đãi hợp lý về giá, thời gian thuê đất.
Để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể nhằm giải quyết dứt điểm các tồn đọng như nợ kéo dài, xử lý các quan hệ về tài sản, rà soát sắp xếp lại các hợp tác xã không hiệu quả, phát huy tinh thần dân chủ, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm của các thành viên, đa dạng hóa thành viên, tăng liên kết với thành phần kinh tế khác…
Nghị quyết cũng nêu rõ sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước với kinh tế tập thể thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến địa phương với cán bộ quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường minh bạch trong quản lý nhà nước...
Nghị quyết về 'tam nông': Hướng tới nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh
Nghiên cứu giống cây trồng tại khu nông nghiệp công nghệ cao (Củ Chi, TP.HCM) - Ảnh: T.T.D
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa ban hành nghị quyết số 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (nghị quyết 19), đặt mục tiêu đến năm 2030, nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong đó, GDP ngành nông nghiệp phấn đấu đạt bình quân khoảng 3%/năm, số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 90%, trong đó, phấn đấu 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020, tỉ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%...
Tầm nhìn đến năm 2045, nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao.
TTO - Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã thẳng thắn chỉ ra sự thiếu quan tâm, coi trọng khu vực kinh tế tập thể và nhận thức thiếu đầy đủ của các bộ ngành, địa phương khiến cho khu vực này phát triển èo uột và chưa xứng với tiềm năng.