Thực khách được lựa chọn rất nhiều kiểu mì nổi tiếng như mì Phúc Kiến cọng vàng, mì Tiều sợi nhỏ... - Ảnh: Minh Đức
Không chi nhánh, cũng chẳng mở rộng hàng quán khang trang, tiệm hủ tiếu mì (108 Bis, đường Calmette, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM) tồn tại hơn 70 năm với chỉ vỏn vẹn một góc nhỏ vừa đủ cho hai vợ chồng ông bà trụng mì, trình bày tô hủ tiếu mì đơn điệu đúng phong cách vỉa hè Trung Hoa.
Ban đầu tiệm mở ra để bán cho khách ăn sáng, nhưng vì bàn ghế ít, mặt bằng nhỏ, quán bán từ 5h, 6h sáng tới tận 11h trưa, có khi trễ hơn chút đỉnh, vì khách cứ kéo tới tấp nập, hai vợ chồng làm không kịp xuể dù đã có tận 3, 4 người giúp việc chạy ra chạy vào.
Những ai đã đến tiệm mì nhiều lần, sẽ dần quen cảm giác phải đứng ngồi chờ đợi hàng chục phút
Đến tiệm Phát Mập, không chỉ được ăn món hủ tiếu mì cá trứ danh, mà còn được "thưởng thức" không khí vô cùng náo nhiệt, rộn rã của anh chị em nhà họ Hứa, một điều thú vị giữa trung tâm thành phố đang đô thị hóa từng ngày.
Những chiếc bàn nhỏ, ghế nhỏ không thú vị bằng không gian đứng bếp của ông bà. Một góc rất Trung Hoa từ lát gạch đã cũ sờn, đến vật dụng trên bàn bếp, những sợi mì tươi được xếp ngay ngắn, nồi nước lèo thơm ngon ngọt vị, cùng các hương liệu dễ gây thương nhớ như tiêu, hành...
Thú vị nhất là màn tung bát mì điệu nghệ của bà chủ Hứa Thị Thu.
Sài Gòn không chỉ có hủ tiếu gõ, vang vang khắp cùng ngõ hẻm, mà còn có hủ tiếu mì cá ngọt thanh
Hủ tiếu ở đây dùng sợi bánh to nhưng vừa đủ mềm, không bị nát khi trộn kèm với mì tươi, cho vào miệng rất vừa vị, giữ được hương thơm, nhai có chút mềm mịn có chút dai dai, kèm giá hẹ giòn giòn.
Ngoài cá lóc róc xương, được sơ chế cho bớt mùi, thì tiệm hủ tiếu mì còn có gan, cật, sườn, thịt nạc, thịt bằm... để thực khách ăn đổi vị đỡ ngán.
Ở đây nổi tiếng nhất là hủ tiếu mì cá, tóp mỡ ăn kèm với nước chấm pha chế sẵn. Không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà hủ tiếu mì cá dần trở thành thói quen ăn sáng của người Sài Gòn.
Nổi tiếng thơm ngon nên đôi khi gặp ngày cao điểm như cuối tuần, khách có thể phải đứng chờ hàng chục phút mới được ăn đúng món mình thích, đôi khi còn phải chấp nhận hết mì hoặc hết hủ tiếu, đành phải ăn đỡ.
Nước dùng của hủ tiếu mì nếu chỉ nếm không thì sẽ có vị rất nhạt, do đó bà Thu thường nêm thêm gia vị vào mỗi tô hủ tiếu mì, hòa quyện với vị ngọt thanh của nước dùng, khiến cho thực khách cảm nhận được sự hài hòa khó quên.
Dù hiện nay giá thành tại quán đã tăng từ 35.000 lên 55.000 đồng nhưng lượng khách đổ về vẫn không ngớt. Người ăn vì thương nhớ kỷ niệm mấy mươi năm, kẻ ăn thì thèm hương vị dìu dịu kiểu người Hoa, cũng có người vì thấy đông, tò mò tìm đến rồi trở thành khách quen.
Hủ tiếu mì gan, cật, sườn, thịt nạc...
TTO - Rất lạ là đất hủ tiếu Sài Gòn lại có nhiều quán phở nổi tiếng. Có quán nổi tiếng vì trước 1975, có lần Chủ tịch Ủy ban hành pháp trung ương VNCH Nguyễn Cao Kỳ vô ăn, ăn xong xin chén cơm nguội bỏ vô ăn tiếp...
Xem thêm: mth.55512121182602202-nog-ias-hnad-urt-ac-im-ueit-uh-na-meit-ned/nv.ertiout