vĐồng tin tức tài chính 365

NHNN thực hiện quyết liệt, chủ động, linh hoạt các giải pháp vượt qua khó khăn, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệ

2023-06-02 10:11

Tiếp thu, giải trình, làm rõ một số nội dung Đại biểu Quốc hội nêu tại Phiên thảo luận sáng 01/6/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cảm ơn sự quan tâm sâu sắc và ý kiến đầy trách nhiệm của các đại biểu về lĩnh vực ngân hàng. 

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng thông tin về điều hành lãi suất và tín dụng, trong năm 2022 và năm 2023, việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) trong bối cảnh đầy khó khăn thách thức, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, khó lường hơn so với thời điểm Quốc hội, Chính phủ ban hành Nghị quyết. CSTT cũng được giao khá nhiều nhiệm vụ và những nhiệm vụ này khó đạt được cùng một lúc. Trong điều kiện đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã kiên định, xuyên suốt với mục tiêu giữ ổn định kinh tế vĩ mô tiền tệ, theo dõi sát tình hình để quyết định các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để ứng phó linh hoạt.

Đối với điều hành lãi suất, nhu cầu giảm lãi suất là mong muốn của doanh nghiệp (DN) khi vay vốn từ trước đến nay. Quốc hội, Chính phủ cũng rất quan tâm chỉ đạo và NHNN cũng rất mong muốn, quan tâm điều đó. Tuy nhiên, điều hành lãi suất cần được xem xét trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo được đại cục ổn định kinh tế vĩ mô tiền tệ, đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Năm 2022 có 2 lý do rất quan trọng để chúng ta phải chấp nhận mặt bằng lãi suất cao hơn: (i) Lãi suất quốc tế đồng loạt tăng nhanh và mạnh. Trong nước, lạm phát trong năm 2022 bình quân tăng 3,15% (Tuy là thấp so với mục tiêu nhưng vẫn cao hơn so với mức 1,84% của năm 2021 và đặc biệt là trong nửa cuối năm 2022, lạm phát đang có xu hướng tăng nhanh từng tháng. Đến cuối năm 2022 lạm phát so với cùng kỳ đã ở mức 5%; lạm phát cơ bản bình quân đã khoảng 5%, cao hơn nhiều so với mức bình quân lạm phát cơ bản năm 2021). Chính vì vậy, việc điều hành không thể chủ quan với lạm phát; (ii) Áp lực mất giá của đồng Việt Nam rất lớn trong năm 2022 khi các nước thắt chặt chính sách tiền tệ khiến đồng USD tăng giá mạnh. Vào thời điểm tháng 9 – tháng 10/2022, áp lực mất giá của đồng Việt Nam lên đến 9-10%, nếu không có các giải pháp linh hoạt, đồng bộ thì khó có thể ổn định được mức tỷ giá chỉ mất giá 3,5% trong năm 2022.

Vào lúc đó, điều hành thị trường rất khó khăn. Nếu chúng ta để đồng Việt Nam mất giá trên 10% thì điều gì sẽ xảy ra? DN sẽ rất khó khăn, vì DN Việt Nam thâm hụt hàng năm rất lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, nếu tỷ giá tăng cộng hưởng mặt bằng giá thế giới tăng cao, chi phí đầu vào sẽ tăng cao, chắc chắn lạm phát sẽ tăng cao. Chưa kể, DN Việt Nam cũng vay một lượng lớn vốn nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ bằng VND sẽ tăng lên. Vấn đề này cũng ít được nhắc đến mà tập trung chủ yếu vấn đề lãi suất. Khi ổn định được tỷ giá trở lại, với điều kiện tăng chậm lại của lạm phát, trong những tháng đầu năm 2023, NHNN đã quyết liệt, điều chỉnh 3 lần lãi suất điều hành, đưa mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay mới giảm khoảng 0,9% bình quân so với cuối năm 2022.

Giải đáp về chính sách điều hành tín dụng, Thống đốc NHNN cho biết, vào tháng 10/2022 đại biểu Quốc hội có nêu, thời điểm đó, diễn ra sự kiện chưa từng có trong lịch sử với việc rút tiền hàng loạt ở Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB), nguy cơ tác động lan truyền đến hệ thống rất lớn. Trong bối cảnh đó, NHNN quyết định tập trung ưu tiên vừa ổn định thị trường ngoại hối, đặc biệt đảm bảo an toàn hoạt động các TCTD vừa đảm bảo chi trả cho người dân. Theo đó, các giải pháp đều hướng đến câu chuyện đó. Vì vậy, không thể điều chỉnh room tín dụng vào tháng 10/2022. Sau khi thanh khoản ổn định lại, NHNN mới điều chỉnh tăng trưởng tín dụng. Với diễn biến trong sự đổ vỡ của các ngân hàng Mỹ vừa qua cũng như Credit Suisse của Thụy Sĩ cho thấy, việc ưu tiên đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng của NHNN và Chính phủ là hết sức đúng đắn, các cấp có thẩm quyền cũng rất quan tâm.

Tóm lại, những giải pháp, liều lượng chính sách, thời điểm được NHNN cân nhắc kỹ lưỡng, tất cả cũng để hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống, tạo môi trường kinh doanh cho DN, người dân, chứ không vì mục tiêu nào khác.

image

Quang cảnh phiên họp Quốc hội tại Hội trường

Về tiếp cận tín dụng, vấn đề cần phải được mổ xẻ, phân tích nguyên nhân mới có giải pháp đúng. Thứ nhất, về cơ chế, chính sách cho vay giữ nguyên, không có gì thay đổi. Năm 2022, tăng trưởng tín dụng 14,16%, 5 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng khoảng 3%, nhưng không thể nói là do chính sách vì chính sách cho vay không có gì thay đổi.

Thứ hai, về phía các TCTD thì dư địa tín dụng thoải mái, thanh khoản hệ thống được NHNN duy trì dư thừa. Do đó, không có lý do gì để TCTD huy động tiền gửi, trả lãi cho người gửi tiền mà khi DN đủ điều kiện vay vốn lại không cho vay.

Thứ ba, từ phía doanh nghiệp, có một số nhóm DN như sau: Một số DN không có đầu ra, không có đơn hàng, thì giải pháp phải tháo gỡ khó khăn đầu ra. Vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo quyết liệt để xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, cũng cần phải có thời gian cho nên DN cũng như các cơ quan cần hướng đến khai thác thị trường nội địa với 100 triệu dân để thay thế cho sự suy giảm của cầu nước ngoài.

Còn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) có thể nói rất khó khăn sau đại dịch covid-19, không đủ điều kiện vay vốn, không tiếp cận được vốn ngân hàng, nhóm DN này cần phải có giải pháp cải thiện điều kiện vay vốn có thể thông qua các chính sách như bảo lãnh vay vốn cho DNVVN.

Đối với lĩnh vực tín dụng bất động sản thường tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực này cao hơn so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, thế nhưng với những khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay thì 70% là các khó khăn về pháp lý, cho nên giải pháp bây giờ là phải tập trung vào việc tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý. Cùng với đó, các các DN cần phải rà soát để điều chỉnh giá bất động sản. Như vậy, sẽ kích thích tín dụng cho cả DN xây dựng bất động sản cũng như là người mua nhà.

Về phía NHNN, trong những tháng đầu năm 2023, khi điều kiện thuận lợi và cầu tín dụng thấp, chúng tôi cũng đã điều hành để duy trì thanh khoản dồi dào; điều chỉnh giảm lãi suất điều hành; ban hành Thông tư cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; chỉ đạo các TCTD phải rà soát giảm thủ tục hành chính cũng như là cho vay căn cứ trên cơ sở phương án khả thi và có khả năng trả nợ, cũng không nhất thiết là phải có tài sản đảm bảo. Đối với NHNN thì năm nay cũng là năm thứ 7 đứng đầu trong hệ thống xếp hạng chỉ số PAR INDEX của các bộ ngành. Đây là những giải pháp hướng đến cải thiện tiếp cận tín dụng.

Nhưng trong khi đánh giá về doanh nghiệp, chúng tôi rất quan tâm đến thông tin nêu trong báo cáo PCI năm 2022 của VCCI. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu điều tra là 82.510 DN được lựa chọn. Như chúng ta biết là trong tổng số của cả nền kinh tế khoảng 800-900 nghìn DN thì con số này là nhỏ, nhưng trong đó thì liên hệ thành công chỉ được với 43.903 DN mời trả lời trực tuyến. Đáng chú ý, kết quả chỉ có 8.478 DN phản hồi hợp lệ trong số 43.903 DN được mời trả lời trực tuyến. Vậy thì kết quả này có phản ánh được bức tranh về DN hay không khi tỷ lệ phản hồi hợp lệ chỉ chiếm 1% trong tổng số DN của cả nước được triển khai. Đây là vấn đề cần được quan tâm.

Về gói hỗ trợ lãi suất 2%, có thể nói đây là chính sách mà Chính phủ, các Bộ ngành dành nhiều thời gian triển khai gói này. Tuy nhiên, kết quả triển khai đạt thấp, đúng như các đại biểu Quốc hội đã nêu là do tâm lý e ngại của DN và TCTD khó có thể đánh giá thế nào là “có khả năng phục hồi”. Trước tình hình đó, Chính phủ đã trình Quốc hội chuyển nguồn này, khoảng 24.000 tỷ đồng cho giảm thuế VAT. Hiện nay, NHNN đang trình Chính phủ để kiến nghị Quốc hội sửa đổi Nghị quyết 43, bỏ cụm từ “có khả năng phục hồi” để tiếp tục triển khai.

Về gói 120.000 tỷ đồng, đây là gói tín dụng do 4 NHTM Nhà nước tự nguyện tham gia, để thực hiện mục tiêu 1 triệu căn hộ cho công nhân, người có thu nhập thấp, đây là chương trình đến năm 2030 chứ không phải chỉ giải quyết trong năm 2022 và 2023. Nguồn vốn do chính các ngân hàng huy động, lãi suất giảm từ 1,5%-2% từ chính nguồn lực tài chính của các NHTM. Điều này thể hiện sự tự nguyện, tinh thần trách nhiệm của 4 NHTM này. NHNN chỉ hướng dẫn về lãi suất cũng như là lãi suất áp dụng trong thời gian ưu đãi để triển khai thống nhất.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đã có hướng dẫn và uỷ quyền cho các địa phương để công bố các danh mục dự án. Nhu cầu về nhà ở xã hội và nhà ở công nhân thì cao, nhưng nhu cầu vay lại là vấn đề, bởi vì quyết định vay để mua một căn nhà phải do người dân. Đặc biệt trong Luật nhà ở hiện nay đang trình Quốc hội trong kỳ này đã có điểm cho phép doanh nghiệp mua nhà để bố trí nhà ở cho công nhân, đây là điểm tích cực để gói này tăng dư nợ giải ngân.

Vấn đề cuối cùng là tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, có thể nói đây là một việc tồn đọng và rất khó xử lý. Thống đốc NHNN mong các đại biểu Quốc hội thấu hiểu, chia sẻ. Tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém trong điều kiện bình thường đã rất khó, trong điều kiện khó khăn hiện nay lại càng khó hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt thực hiện. Ngay từ khi nhận nhiệm vụ, Thủ tướng Chính phủ đã họp với ngành Ngân hàng và yêu cầu tiến hành quyết liệt các giải pháp để tái cơ cấu.

Cho đến nay, các ngân hàng yếu kém đã trình xin chủ trương các cấp có thẩm quyền. Hiện nay, NHNN cùng các bộ, ngành dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đang thực hiện quyết liệt các bước trước khi phê duyệt Đề án chi tiết theo đúng chủ trương của cấp có thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật.

Nhóm PV CTTĐT

Xem thêm: 274965VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“NHNN thực hiện quyết liệt, chủ động, linh hoạt các giải pháp vượt qua khó khăn, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools