vĐồng tin tức tài chính 365

Hoạt động sản xuất suy giảm tại nhiều quốc gia

2023-06-06 07:05

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, 80% khối lượng thương mại liên lục địa là hàng hoá sản xuất, chỉ có 20% là trong lĩnh vực dịch vụ mà thôi.

Khi nói tới lĩnh vực sản xuất, con số chúng ta quan tâm chính là chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI sản xuất. Hiểu đơn giản, con số này trên 50 điểm - đó là tin tốt, hoạt động sản xuất và các nhà máy mở rộng nhiều đơn hàng còn khi dưới 50 điểm là điều không nước nào mong muốn.

Nhiều tháng qua, lĩnh vực sản xuất tại nhiều nền kinh tế lớn lại thu hẹp, suy giảm. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đầu tiên là câu chuyện từ nền kinh tế số 1 thế giới - Mỹ.

Ngành sản xuất tại Mỹ đối mặt với nhiều áp lực

Chỉ số PMI sản xuất tháng 5 do Viện Quản lý cung ứng Mỹ công bố cho thấy lĩnh vực sản xuất của Mỹ đang giảm tháng thứ 7 liên tiếp. Đây là đà giảm dài hơi nhất kể từ đại suy thoái 2008 - 2009.

Theo số liệu từ thị trường việc làm tháng 5, trong khi các ngành nghề khác đều tăng trưởng, chỉ riêng ngành sản xuất, là sụt giảm, mất khoảng 2.000 việc làm. Điều này phần nào phản ánh nhu cầu suy yếu trong lĩnh vực sản xuất.

Vậy, nguyên nhân của việc co hẹp sản xuất này tại Mỹ là gì?

Theo Reuters, lĩnh vực sản xuất, chiếm khoảng 11% nền kinh tế Mỹ, đã bị ảnh hưởng bởi các đợt nâng lãi suất với tổng mức tăng lên tới 5 điểm % của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kể từ tháng 3 năm ngoái. Những bất ổn trong ngành ngân hàng Mỹ trong thời gian gần đây cũng dẫn tới sự thắt chặt các điều kiện cho vay, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn.

Bên cạnh đó, triển vọng nhu cầu yếu cũng khiến các doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc tích trữ hàng tồn kho. Lượng hàng tồn kho kinh doanh trong quý I đã ghi nhận mức tăng chậm nhất trong vòng 1 năm rưỡi, gây thêm sức ép cho hoạt động sản xuất. Theo khảo sát của ISM, chỉ số đơn đặt hàng sản xuất mới đã giảm từ mức 45,7 trong tháng 4 xuống 42,6 trong tháng 5 - cho thấy triển vọng khó khăn của ngành sản xuất Mỹ.

Hoạt động sản xuất suy giảm tại nhiều quốc gia - Ảnh 1.

Ảnh: Bloomberg

Doanh nghiệp châu Âu thu hẹp hoạt động sản xuất

Chỉ số PMI theo dõi hoạt động sản xuất của Eurozone trong tháng 5 vừa rồi cũng giảm đáng kể so với mức điểm tháng, điều này cho thấy lĩnh vực sản xuất của EU cũng bị co hẹp lại. Đây đã là tháng thứ 11 liên tiếp chỉ số này dưới ngưỡng lằn ranh 50 điểm.

Bên cạnh các vấn đề như ở Mỹ, các doanh nghiệp của châu Âu còn phải đối mặt với nhiều khó khăn từ việc chi phí đầu vào tăng mạnh, hay tác động lớn hơn từ cuộc xung đột tại Ukraine. Các yếu tố này đang bủa vây, buộc các doanh nghiệp châu Âu phải thu hẹp quy mô hoạt động.

Chi phí năng lượng cao, lãi suất tăng và những căng thẳng khó lường từ chiến sự ở Ukraine đã khiến thu nhập trước thuế của BASF, Tập đoàn hoá chất hàng đầu của Đức dự kiến giảm 5,2 tỷ euro trong năm nay. Năm ngoái, thu nhập của BASF đã giảm 11,5% so với năm 2021, tương đương giảm trên 5 tỷ euro. Kinh doanh thua lỗ khiến BASF trong tháng 2 vừa qua phải tuyên bố cắt giảm 2.600 việc làm.

Ông Martin Bruder Mueller, Giám đốc Điều hành BASF, cho biết: "Khu vực này cũng đang phải chịu đựng các thủ tục phê duyệt ngày càng chậm chạp và quan liêu và trên hết là do chi phí cao đối với hầu hết các yếu tố sản xuất".

Không chỉ có BASF, hãng sản xuất ô tô Ford của Mỹ cũng cắt giảm 3.800 việc làm ở châu Âu. Công ty thiết bị y tế Philips PHG của Hà Lan cắt giảm 6.000 việc làm. Trang tin Politico tại Bỉ cho biết, với người dân châu Âu, thương hiệu Made in Europe chưa bao giờ bị nghị ngờ nhiều hơn thế. Đây có phải là thời điểm cho sự kết thúc của Made in Europe? Những khó khăn không chỉ xảy ra với hoạt động sản xuất công nghiệp.

Bà Lydia Brissy, Giám đốc Nghiên cứu thị trường châu Âu, Công ty Dịch vụ bất động sản Savills, nói: "Hoạt động đầu tư sẽ vẫn trầm lắng ở châu Âu cho đến nửa cuối năm, khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi dần. Khối lượng đầu tư bất động sản ở châu Âu vào năm 2023 sẽ nằm trong khoảng từ 330 tỷ - 340 tỷ euro, giảm 17-20% so với cùng kỳ năm ngoái".

Khảo sát mới nhất của Ngân hàng trung ương châu Âu thực hiện cuối tháng 4 vừa qua cho thấy, nhu cầu vay vốn cho đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp ở khu vực Eurozone trong quý I giảm 38%, trong khi các ngân hàng lại siết tín dụng đến 27%. Nhu cầu vay tiêu dùng cũng giảm đến 19%, còn vay mua nhà giảm 72%.

Triển vọng kinh tế của châu Âu theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là còn nhiều khó khăn. Ông Pierre Oliver Gourinchas, chuyên gia kinh tế trưởng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho biết: "Chúng ta đang chứng kiến sự suy giảm tăng trưởng toàn cầu, không chỉ với các nền kinh tế tiên tiến mà với cả các nền kinh tế đang phát triển. Những thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế tiên tiến, nhưng triển vọng tăng trưởng trong 5 năm tới không được như 10 năm trước".

Kinh tế châu Âu và các ngành sản xuất công nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức, từ lạm phát, thắt chặt tiền tệ đến nhu cầu bên ngoài yếu và sự bất ổn chung. Ngân hàng trung ương châu Âu dự báo nhu cầu vay vốn để đầu tư của doanh nghiệp châu Âu trong quý II năm nay còn tiếp tục giảm dù mức giảm thấp hơn quý I.

Trong khi đó, bức tranh sản xuất ở châu Á cũng không sáng sủa hơn là bao. Chỉ số PMI tháng 5/2023 của Hàn Quốc lần đầu tiên rơi vào giai đoạn giảm dài nhất trong 14 năm do nhu cầu toàn cầu chậm lại gây ảnh hưởng đến sản lượng và đơn đặt hàng. Malaysia và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) cũng ghi nhận hoạt động sản xuất bị thu hẹp.

Hoạt động sản xuất suy giảm tại nhiều quốc gia - Ảnh 2.

Kể cả với nền kinh tế tỷ dân là Trung Quốc, vốn được kỳ vọng có sự trỗi dậy mạnh mẽ hậu COVID-19, mới đây, PMI sản xuất của nước này trong tháng 5 đã giảm tháng thứ hai liên tiếp. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gặp khó khăn trong việc duy trì đà phục hồi.

Triển vọng khó khăn của ngành sản xuất Trung Quốc

Theo các chuyên gia, chỉ số PMI sụt giảm cho thấy sự phục hồi kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức. Những ý kiến này nhấn mạnh, thị trường bất động sản hạ nhiệt, cũng như tâm lý thận trọng của người tiêu dùng và doanh nghiệp đã làm suy yếu nhu cầu trong nước tại Trung Quốc.

Ông Eric Zhu, chuyên gia kinh tế của Bloomberg, nói: "Chỉ số PMI sản xuất đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 12, cho thấy nhu cầu đối với hàng hoá trong lĩnh vực sản xuất bị yếu đi đáng kể. Hiện tượng này cũng nằm trong xu thế chung của toàn cầu: đó là tăng trưởng kinh tế đang bị chậm lại ở rất nhiều quốc gia".

Không chỉ có thế, theo CNBC, lợi nhuận của các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc sụt giảm trong 4 tháng đầu năm nay, khi phải đối mặt với áp lực tỷ suất lợi nhuận và nhu cầu suy yếu giữa lúc sự phục hồi kinh tế đang chững lại. Trong số 41 ngành lớn của lĩnh vực công nghiệp, 27 ngành có lợi nhuận giảm trong 4 tháng đầu năm, trong đó, mức giảm mạnh nhất là 99,4%, thuộc về lĩnh vực luyện và cán thép.

Ông Eric Zhu cho biết thêm: "Bắc Kinh chủ yếu là tập trung thúc đẩy phục hồi ở mảng dịch vụ. Nhưng song song với đó, mảng sản xuất, chế tạo lại đang suy yếu".

Theo Liên đoàn Logistis và mua hàng Trung Quốc, các dự báo thương mại toàn cầu từ WTO cho thấy khối lượng thương mại hàng hóa thế giới năm nay sẽ tăng 1,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 2,7% năm trước đó nên việc xuất khẩu hàng hóa đến các thị trường lớn của Trung Quốc như Mỹ, EU cũng sẽ khó khăn hơn nhiều khi nhu cầu giảm.

Có thể thấy khó khăn đang là bức tranh chung của ngành sản xuất toàn cầu. Lãi suất tăng và chi phí cao khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động, trong khi nhu cầu yếu lại hạn chế khả năng tìm đầu ra cho sản phẩm.

Tình hình khó khăn của ngành sản xuất có thể ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, làm gia tăng rủi ro suy thoái. Ngân hàng Deutsche Bank của Đức mới đây cảnh báo, chu kỳ phá sản có thể quay trở lại trong năm nay, trong đó, Mỹ và châu Âu là những nơi có nhiều nguy cơ đối mặt với làn sóng vỡ nợ nhất.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.72835723250603202-aig-couq-ueihn-iat-maig-yus-taux-nas-gnod-taoh/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hoạt động sản xuất suy giảm tại nhiều quốc gia”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools