vĐồng tin tức tài chính 365

Điểm rèn luyện: động lực hay gánh nặng của sinh viên? Cần bám sát nhiệm vụ sinh viên

2023-06-06 11:07
Được khích lệ, khen thưởng xứng đáng, sinh viên sẽ cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng - Ảnh: Q.L.

Được khích lệ, khen thưởng xứng đáng, sinh viên sẽ cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng - Ảnh: Q.L.

Tôi tham khảo thang đánh giá của một trường đại học và thấy có 5 cột điểm được đưa ra với những nội dung dựa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Có thể nói một số mục khá rõ như ý thức học tập, chấp hành nội quy nhà trường, gần với "nhiệm vụ sinh viên" theo quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy đã ban hành.

Tuy vậy, cũng có những mục đọc lên hơi tối nghĩa, khá chung chung. Nên có thể hiểu những điểm này có tham gia thì cho điểm, không tham gia sẽ không chấm. Hay như quy định ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng rất mơ hồ, kiểm soát bằng cách nào?

Tôi cho rằng với sinh viên, nếu không vi phạm các nội dung quy định tại điều 61 Luật Giáo dục đại học 2012 về các hành vi người học không được làm gồm: xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác; gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác; tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật... nên được đánh giá điểm mức khá (65 - 80 điểm trong thang điểm 100).

Với những sinh viên đặc biệt năng nổ, nhiều đóng góp sẽ chấm ở mức tốt (90 điểm) hoặc xuất sắc (100 điểm). Đạt rèn luyện xuất sắc, nên có bằng khen của Đoàn trường hoặc ban giám hiệu để khích lệ các bạn.

Hay sinh viên có thành tích cực kỳ nổi bật như đoạt giải cao nghiên cứu khoa học, dũng cảm cứu người, có bằng khen hoặc được địa phương khen thưởng... nhà trường cũng khen riêng, tính tương đương xếp loại rèn luyện xuất sắc của học kỳ hay năm học đó.

Khi có sự khích lệ, sinh viên sẽ nỗ lực hơn trong học tập, nghiên cứu hoặc các hoạt động giúp phát triển bản thân, đóng góp tích cực cho cộng đồng, nhà trường. Vì mỗi cột đánh giá trong năm cột trên ứng với mức từ 0 - 20 điểm, sẽ rất khó biết "khúc giữa" theo căn cứ nào để đánh giá là 5, 10 hay 15 điểm?

Điểm rèn luyện để khuyến khích người học trau dồi kiến thức, năng lực, phát triển năng khiếu và tích cực trong hoạt động chứ đừng biến thành áp lực không đáng có. Càng có khung đánh giá rõ ràng, sinh viên càng tâm phục khẩu phục.

Điểm rèn luyện: Nhất thiết phải cóĐiểm rèn luyện: Nhất thiết phải có

Điểm rèn luyện không là câu chuyện mới khi đã được áp dụng nhiều năm qua, trở nên quen thuộc với sinh viên.

Xem thêm: mth.7300140160603202-neiv-hnis-uv-meihn-tas-mab-nac-neiv-hnis-auc-gnan-hnag-yah-cul-gnod-neyul-ner-meid/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Điểm rèn luyện: động lực hay gánh nặng của sinh viên? Cần bám sát nhiệm vụ sinh viên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools