Quyết định của FED sẽ tác động đến hoạt động sản xuất, đi lại và do vậy sẽ tác động đến nhu cầu năng lượng tại Mỹ. Mới đây, thành viên chủ chốt của OPEC+ là Saudi Arabia đã quyết định cắt giảm sản lượng dầu tới 1 triệu thùng/ngày. Sản lượng giảm phải kéo theo giá dầu tăng, nhưng ngay trong phiên giao dịch chiều qua (6/6), giá dầu châu Á đã nhanh chóng quay đầu giảm, thậm chí xóa sạch toàn bộ đà tăng tích lũy được sau quyết định của Saudi Arabia. Theo các nhà phân tích, đó là do tâm lý lo ngại của nhà đầu tư về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Cập nhật đêm qua và sáng nay (7/6), giá dầu thế giới đã giảm tới 2 USD/thùng đối với cả dầu thô ngọt nhẹ WTI và dầu Brent biển Bắc.
Các nhà phân tích của CMC Markets cho biết, giá dầu đã quay đầu giảm khi một số nền kinh tế lớn bắt đầu có dấu hiệu suy thoái.
Bên cạnh đó, các nhà giao dịch hiện đang chờ xem liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng hay giữ nguyên lãi suất trong kỳ họp chính sách tới. Việc FED tiếp tục nâng lãi suất có thể hạn chế nhu cầu năng lượng tại Mỹ góp phần khiến giá dầu đi xuống.
Giá dầu quay đầu giảm khi một số nền kinh tế lớn bắt đầu có dấu hiệu suy thoái. (Ảnh minh họa - Ảnh: istock)
"Sau quyết định của Saudi Arabia, giá dầu cũng có tăng nhưng không đáng kể. Trong quá khứ, đã có những đợt cắt giảm sản lượng mạnh tay hơn nhiều và có tác động thật sự trong việc tăng giá dầu. Nhưng hiện nay, kinh tế toàn cầu đang rất yếu nên những đợt cắt giảm sản lượng này chẳng nhằm nhò gì", ông Robert Halver, chuyên gia phân tích thị trường vốn tại Baader Bank, cho biết.
Đó là chưa kể, OPEC+ giảm sản lượng, nhưng nguồn cung dầu từ các quốc gia nằm ngoài OPEC+ vẫn dồi dào. Suy thoái kinh tế đang đe dọa cả Mỹ và châu Âu, trong khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chững lại. Tất cả những yếu tố này khiến giá dầu khó lên được mức tiệm cận 90 USD/thùng, theo một phân tích mới được Citigroup đưa ra ngày 6/6.
"Nếu áp lực từ lạm phát vẫn gia tăng và khả năng các ngân hàng trung ương vẫn nâng lãi suất, thì tôi dự đoán nhu cầu đối với dầu sẽ giảm. Việc OPEC+ cắt giảm sản lượng sẽ không còn tác dụng nâng giá dầu lên như kỳ vọng", ông Tamas Varga, nhà phân tích của PVM Oil, nhận định.
Trung Quốc đang khiến các nhà giao dịch trên thị trường dầu phải theo dõi sát sao, vì đây là quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới. Trong hôm nay, dữ liệu thương mại tháng 5 của Trung Quốc sẽ được công bố, phần nào cho thấy rõ hơn tốc độ phục hồi của nền kinh tế này.
VTV.vn- Việc Arab Saudi, nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới tuyên bố giảm sản lượng khai thác 1 triệu thùng dầu/ngày có thể đẩy giá dầu tăng mạnh, thậm chí lên mức 100 USD/thùng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.75781459070603202-uad-aig-tut-oek-uac-naot-et-hnik-auc-uey-gnourt-gnat-gnov-neirt/et-hnik/nv.vtv