vĐồng tin tức tài chính 365

Khuyến cáo tìm hiểu thông tin trước khi ký hợp đồng 'sở hữu kỳ nghỉ'

2023-06-07 14:46
Khuyến cáo tìm hiểu thông tin trước khi ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ - Ảnh 1.

Tổng cục Du lịch khuyến cáo người dân tìm hiểu kỹ mô hình "sở hữu kỳ nghỉ" trước khi ký kết hợp đồng - Ảnh minh họa: Wesley Financial Group

Thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Tổng cục đã ban hành văn bản số 906 gửi sở quản lý du lịch các tỉnh, thành phố về việc tuyên truyền việc tìm hiểu thông tin trước khi giao kết hợp đồng “sở hữu kỳ nghỉ”.

Nội dung đơn thư phản ánh ngoài việc người mua (chủ sở hữu tuần nghỉ) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung cấp kỳ nghỉ khoản tiền theo giá trị hợp đồng, còn phải thanh toán các khoản phí thường niên hay phí duy trì cho từng năm được điều chỉnh tăng giảm bất thường gây thiệt hại cho chủ sở hữu; gây nhầm lẫn cho người mua thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về sản phẩm, dịch vụ và một số nội dung khác.

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân, trong văn bản số 906/TCDL-KS gửi sở quản lý du lịch các tỉnh, thành phố, Tổng cục Du lịch đề nghị sở quản lý du lịch các địa phương tuyên truyền tới người dân nâng cao nhận thức về mô hình “sở hữu kỳ nghỉ” theo nội dung khuyến cáo của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Bộ Công Thương.

Người dân cần tìm hiểu rõ bản chất, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ và các rủi ro tiềm ẩn. 

Trước khi quyết định tham gia sự kiện giới thiệu, chào bán “sở hữu kỳ nghỉ”, người dân cần tìm hiểu thông tin về loại hình sản phẩm, dịch vụ sẽ được giới thiệu tại sự kiện, cũng như bên cung cấp thông qua phương tiện truyền thông hoặc qua bạn bè, người thân đã tham gia sự kiện hoặc sử dụng sản phẩm; xác định trước những vấn đề cần quan tâm về lợi ích và rủi ro để chủ động yêu cầu được giải đáp thêm.

Đọc kỹ hợp đồng, so sánh thông tin trước khi giao kết hợp đồng "sở hữu kỳ nghỉ"

Trước khi quyết định giao kết hợp đồng, người dân cần yêu cầu cung cấp đầy đủ bộ hợp đồng, nghiên cứu kỹ, đặc biệt ở những vấn đề như: Nhu cầu của bản thân, gia đình trong một thời gian dài. 

Bên cạnh đó, người dân cần so sánh các thông tin được quảng cáo, chào bán hoặc “cam kết miệng” của doanh nghiệp với điều khoản quy định chính thức tại dự thảo hợp đồng. 

Đặc biệt khi có sự không thống nhất giữa thông tin chào bán và hợp đồng hoặc có các quy định, điều khoản trong hợp đồng chưa rõ ràng thì người tiêu dùng cần đề nghị doanh nghiệp giải thích, làm rõ và sửa đổi, bổ sung.

Bên cạnh đó, người dân xác định rõ toàn bộ các chi phí phải đóng trong thời hạn hợp đồng. Hầu hết các hợp đồng "sở hữu kỳ nghỉ" hiện nay đều là hợp đồng có thời hạn dài, bên cạnh khoản phí cố định ngay từ đầu, người tiêu dùng sẽ còn phải đóng thêm nhiều khoản phí khác phát sinh trong quá trình thực hiện như phí duy trì, phí thường niên, phí quản lý, phí vận hành, phí thực hiện quyền trao đổi các địa điểm nghỉ dưỡng… 

Các khoản chi phí này có thể chỉ được quy định trong hợp đồng, không có trong thông tin quảng cáo, chào bán và có thể không được quy định một cách rõ ràng, đầy đủ.

Do đó người dân cần tìm hiểu kỹ lưỡng các điều kiện, hạn chế đối với bên mua trong việc hưởng, chuyển nhượng quyền nghỉ dưỡng, ví dụ như thời điểm bắt đầu được thực hiện quyền nghỉ dưỡng, dịch vụ này có được chuyển nhượng cho người khác không, nếu có thì sau khi ký hợp đồng hay sử dụng dịch vụ bao nhiêu lâu, có đi kèm điều kiện gì không…

Cùng với đó cần làm rõ các điều khoản bất lợi trong hợp đồng. Ví dụ như hạn chế quyền khiếu nại, khởi kiện của người mua; không cho người tiêu dùng hủy ngang hợp đồng; chế tài xử lý vi phạm không công bằng giữa hai bên; các trường hợp bên cung cấp dịch vụ được miễn trừ trách nhiệm, ví dụ như không được cơ quan nhà nước cấp phép xây dựng (đối với loại hình có dự án/khách sạn) hoặc bên thứ ba không tiếp tục hợp tác (đối với loại hình không có dự án/khách sạn)…

Các địa phương cũng cần yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, lưu trú du lịch, đơn vị khác có cung cấp dịch vụ “sở hữu kỳ nghỉ” phải quảng bá, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác; thiết lập hợp đồng mua bán kỳ nghỉ phải rõ ràng, không có các điều khoản bất lợi cho người tiêu dùng như hạn chế quyền khiếu nại, khởi kiện của người mua...

Các địa phương cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các đơn vị có cung cấp dịch vụ “sở hữu kỳ nghỉ” nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp tới người tiêu dùng; tiếp nhận và giải quyết kịp thời các đơn thư, phản ánh của công dân theo thẩm quyền...

Người dân nên tham vấn trước khi mua Người dân nên tham vấn trước khi mua 'sở hữu kỳ nghỉ'

TTO - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa yêu cầu các cơ quan liên quan khuyến cáo người dân nên tham vấn các cơ quan chuyên môn, luật sư trước khi ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ nhằm tránh thiệt hại, rủi ro.

Xem thêm: mth.76594713170603202-ihgn-yk-uuh-os-gnod-poh-yk-ihk-court-nit-gnoht-ueih-mit-oac-neyuhk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khuyến cáo tìm hiểu thông tin trước khi ký hợp đồng 'sở hữu kỳ nghỉ'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools