vĐồng tin tức tài chính 365

Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn

2023-06-15 13:33
Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn - Ảnh 1.

Tọa đàm tiêm vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm đầy đủ cho trẻ em và người lớn được báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của VNVC - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tại tọa đàm, PGS.TS.BS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng - phát biểu: "Tôi đánh giá rất cao việc báo Tuổi Trẻ đã tổ chức cuộc tọa đàm này".

Vắc xin giúp giảm hàng ngàn lần nhiều bệnh truyền nhiễm

Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn - Ảnh 2.

PGS.TS.BS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Đắc Phu kể: "Tôi làm về dự phòng từ năm 1986 và theo dõi suốt đến ngày hôm nay. Vì thế, chúng ta đều thấy rõ ràng phát triển vắc xin là thành tựu quan trọng bậc nhất của ngành y khoa.

Nhờ có vắc xin, chúng ta đã thanh toán được đậu mùa từ 1980, giờ đây không còn bất kỳ một trường hợp đậu mùa nào trên thế giới.

Việt Nam cũng loại trừ được bệnh bại liệt vào năm 2000 trên phạm vi cả nước.

Và rất nhiều bệnh mà nhờ vắc xin và Chương trình tiêm chủng mở rộng đã giảm đi từ hàng trăm đến hàng ngàn lần so với trước đây".

Ông Phu đã chứng kiến rất nhiều bệnh mà cứ mỗi sáng đến khoa truyền nhiễm của bệnh viện là gặp bệnh nhân, nhưng nay chỉ có một vài ca mỗi năm.

"Sởi là bệnh mà hầu hết ai trong thế hệ chúng ta cũng đều mắc. Chỉ có thế hệ sau này tiêm vắc xin thì mới không mắc sởi. Với sởi thì đã tiêm là miễn dịch rất bền vững…

Nhờ vắc xin, nhiều bệnh nặng thành nhẹ hoặc triệt tiêu luôn.

Như vậy, chúng tôi cho rằng điểm vô cùng quan trọng của tiêm vắc xin đó là tiêm chủng mở rộng phòng bệnh hiểm nghèo nhưng không phủ khắp được.

Tôi cũng kiên quyết bảo vệ vắc xin dịch vụ, người dân phải trả tiền nhưng người dân có nhu cầu tiếp cận bởi y tế công không thể gánh nổi, chỉ đảm bảo được một phần vì vấn đề kinh phí", ông Phu nhấn mạnh.

Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn - Ảnh 4.

Diễn viên Ngọc Lan tự nhận mình là người “cuồng vắc xin” - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tiêm vắc xin đúng giờ, đúng ngày để đạt được hiệu quả

Có mặt tại buổi tọa đàm, diễn viên Ngọc Lan cho hay cô là một người rất tin tưởng vào việc tiêm vắc xin, đến nay cô đã tiêm đủ 4 mũi vắc xin phòng COVID-19.

Cô đã tìm hiểu kỹ về vắc xin trước khi chuẩn bị làm mẹ. "Ngay khi chuẩn bị làm mẹ tôi đã tìm hiểu về lợi ích của vắc xin cho con, nếu một người bị thiếu vắc xin từ trong bụng mẹ sẽ mang cho con lại những câu chuyện buồn. Đặc biệt khi tiêm vắc xin cho con phải chú ý tiêm đúng giờ, đúng ngày để đạt được hiệu quả" - diễn viên Ngọc Lan nói.

Đồng thời, diễn viên Ngọc Lan nhận định vai trò quan trọng và sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng đối với việc tiếp cận vắc xin, đặc biệt là truyền tải câu chuyện tiêm vắc xin đến với vùng sâu, vùng xa.

Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn - Ảnh 5.

Vận động viên Lê Văn Công (bên phải) cùng kình ngư Nguyễn Thị Sari (bên trái) tham gia buổi tọa đàm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Anh Lê Văn Công - vận động viên Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng Paralympic, đồng thời lập kỷ lục thế giới môn cử tạ dành cho người khuyết tật - chia sẻ trong quá trình mang thai anh, mẹ đã không may mắc phải bệnh sốt xuất huyết và đã để lại di chứng khiến hai chân của anh teo dần, di chứng này mang theo suốt cuộc đời.

Ý thức vai trò quan trọng trong việc tiêm vắc xin phòng bệnh, đến nay anh đã cố gắng đưa hai con của mình đi tiêm chủng đầy đủ.

Ngoài các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, anh Công còn thường xuyên dẫn các cháu đi tiêm thêm các mũi vắc xin khác.

Tại buổi tọa đàm, kình ngư Nguyễn Thị Sari cho biết cô sinh ra tại Long An, khi còn nhỏ gia đình thấy những người hàng xóm có con sau khi tiêm vắc xin bị sốt và gia đình chưa tiêm vắc xin cho cô. Không may khi biến cố ập đến, cô bị sốt bại liệt và để lại di chứng suốt cuộc đời.

Từ hoàn cảnh của mình, mong con cái không thiệt thòi như mẹ nên kình ngư Nguyễn Thị Sari đã ý thức được việc tiêm vắc xin đầy đủ cho con như vắc xin bại liệt, uốn ván, ho gà, viêm gan B…

Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn - Ảnh 6.

MC Xuân Hiếu - Ảnh: DUYÊN PHAN

Còn MC Xuân Hiếu cho biết hiện tại cô đã có 5 bé. Ngay từ lúc kết hôn và khi có bé đầu tiên đã rất quan tâm đến tiêm vắc xin cho con.

Cô cố gắng hết sức để con có điều kiện, cơ hội tiêm vắc xin. MC Xuân Hiếu đề cao trách nhiệm cha mẹ phòng bệnh cho con trước bệnh tật.

Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn - Ảnh 7.

Nhà báo Phan Kim Sơn - thạc sĩ truyền thông khoa học, giảng viên khoa truyền thông sáng tạo Trường đại học Nguyễn Tất Thành - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Nhà báo Phan Kim Sơn, trong 25 năm làm báo, luôn đặt sự ưu tiên đối với các bệnh truyền nhiễm, luôn luôn kêu gọi mọi người đi chích ngừa.

Nhờ cơ hội gắn bó với các bệnh viện truyền nhiễm như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, thấy những người nghèo vì tiếc tiền chích ngừa uốn ván dẫn đến bệnh phải thở máy, viêm phổi, nhiễm trùng, khi bị bệnh tốn rất nhiều tiền lên đến vài trăm triệu.

Đưa vắc xin đến mọi người

Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn - Ảnh 8.

Ông Phan Huy Khôi - phó giám đốc truyền thông Hệ thống tiêm chủng VNVC - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Phan Huy Khôi, phó giám đốc truyền thông Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho rằng truyền thông về vắc xin có vai trò rất quan trọng đối với người dân, nhưng quan trọng nhất là phải nói đúng.

Phải nói làm sao để bà con dễ hiểu, tạo dựng được niềm tin lan tỏa đến tất cả mọi người.

Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn - Ảnh 9.

BS Bạch Thị Chính - giám đốc y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Bà Bạch Thị Chính, giám đốc y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho hay hệ thống đã cố gắng tăng số điểm tiêm chủng đến vùng sâu, vùng xa, đến nay với 113 trung tâm tiêm chủng ở 47 tỉnh, phương châm của hệ thống là làm sao để vắc xin đến với mọi người dân Việt Nam, không chỉ thành thị mà còn ở nông thôn.

VNVC đang cung cấp 40 loại vắc xin phòng 50 bệnh truyền nhiễm. Mỗi trung tâm tiêm chủng đều có kho lạnh đạt chuẩn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới để bảo quản vắc xin.

Bên cạnh đó, VNVC có 4 kho lạnh lớn ở toàn quốc tại TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, với sức chứa 3 triệu liều vắc xin cùng mong muốn làm sao đưa vắc xin hiệu quả an toàn đến người dân. Quy trình bảo quản vắc xin phải nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng tiêm chủng cho người dân.

"Hệ thống Tiêm chủng VNVC sẽ luôn đồng hành cùng Chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước để đưa vắc xin đến cho người dân. Các điểm tiêm chủng luôn phục vụ hết tuần lễ trong ngày để người dân tiếp cận vắc xin một cách dễ dàng nhất", bà Chính thông tin.

Thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng nghiêm trọng, Bộ Y tế nói gì?Thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng nghiêm trọng, Bộ Y tế nói gì?

Vắc xin tiêm chủng mở rộng đang rất thiếu. Tháng 6 tới, Bộ Y tế sẽ có văn bản chính thức đề nghị số lượng đặt hàng vắc xin và dự kiến thời gian bao lâu địa phương nhận được vắc xin.

Xem thêm: mth.36015502151603202-nol-iougn-av-me-ert-ohc-ud-yad-meihn-neyurt-hneb-gnohp-ed-ud-yad-nix-cav-meit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools