1. Dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1):
Tổng chiều dài khoảng 188km đi qua 4 tỉnh, thành An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng.
Quy mô 6 làn xe, rộng 32,25m; giai đoạn phân kỳ đầu tư 4 làn xe cao tốc hạn chế, rộng 17m.
Dự án có tổng mức đầu tư 44.691 tỉ đồng từ ngân sách trung ương và các địa phương.
Theo nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án của Quốc hội, dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cơ bản hoàn thành đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành toàn bộ dự án năm 2027.
Dự án được chia làm 4 dự án thành phần:
- Dự án thành phần 1: dài 57,2km do UBND tỉnh An Giang làm cơ quan chủ quản;
- Dự án thành phần 2: dài 37,2km do UBND TP Cần Thơ làm cơ quan chủ quản;
- Dự án thành phần 3: dài 36,9km do UBND tỉnh Hậu Giang làm cơ quan chủ quản;
- Dự án thành phần 4: dài 56,9km do UBND tỉnh Sóc Trăng làm cơ quan chủ quản.
2. Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1):
Tổng chiều dài khoảng 53,7km (Đồng Nai 34,2km; Bà Rịa - Vũng Tàu 19,5km).
Đầu tư quy mô đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100km/h, quy mô giai đoạn 1 với 4 - 6 làn xe, giai đoạn hoàn thiện mở rộng bảo đảm 6 - 8 làn xe.
Tổng mức đầu tư 17.837 tỉ đồng, vốn ngân sách trung ương và địa phương.
Dự án được chia làm 3 dự án thành phần:
- Dự án thành phần 1: dài 16km do UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản;
- Dự án thành phần 2: dài khoảng 18,2km do Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan chủ quản;
- Dự án thành phần 3: dài khoảng 19,5km do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm cơ quan chủ quản.
Cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026.
3. Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột:
Tổng chiều dài 117,5km, qua 2 tỉnh Khánh Hòa (khoảng 32,7km) và Đắk Lắk (khoảng 84,8km), quy mô cao tốc 4 làn xe hạn chế.
Tổng mức đầu tư 21.935 tỉ đồng, từ ngân sách trung ương và địa phương.
Dự án chia làm 3 dự án thành phần:
- Dự án thành phần 1: dài 32km do UBND tỉnh Khánh Hòa làm cơ quan chủ quản;
- Dự án thành phần 2: dài 37,5km do Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan chủ quản;
- Dự án thành phần 3: dài 48km do UBND tỉnh Đắk Lắk làm cơ quan chủ quản.
Tiến độ thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.
4. Đường vành đai 3 TP.HCM:
Tổng chiều dài khoảng 76,34km đi qua 4 địa phương TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai.
Giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe cao tốc, vận tốc khai thác 80km/h, đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), đầu tư không liên tục. Các địa phương giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch để thuận tiện mở rộng lên 8 làn xe trong tương lai.
Tổng mức đầu tư 75.378 tỉ đồng từ ngân sách trung ương và các địa phương.
Toàn dự án có 8 dự án thành phần, mỗi địa phương triển khai 2 dự án thành phần qua địa bàn. Trong đó, TP.HCM làm 47,51km, Đồng Nai 11,26km, Bình Dương 10,76km, Long An 6,84km.
Dự kiến hoàn thành thông xe phần cao tốc cuối năm 2025, hoàn thành toàn bộ dự án năm 2026.
Chiều tối 13-6, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ đã kiểm tra thực địa 3 dự án giao thông cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường ven biển 994 và cầu Phước An.