vĐồng tin tức tài chính 365

'Có bao nhiêu đại biểu tự đi mua, bán bất động sản mà không cần nhờ đến người thứ 3?'

2023-06-23 18:27
Đại biểu Hoàng Văn Cường - Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 23-6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Sử dụng sàn có thể tạo nên sự bất bình đẳng

Đại biểu Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) đề nghị cân nhắc làm rõ thêm sàn giao dịch bất động sản ở đây bao gồm sàn giao dịch trực tiếp hay cả sàn giao dịch trực tuyến trên các phương tiện điện tử. Đồng thời, làm rõ nội hàm, tiêu chí của cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu.

Đại biểu Cầm Hà Chung (Phú Thọ) cho rằng, cần quy định điều kiện để đưa bất động sản vào kinh doanh như sàn giao dịch bất động sản phải niêm yết thông tin công khai, kiểm tra giấy tờ kinh doanh bất động sản....

Ông nêu sàn giao dịch bất động sản là doanh nghiệp thông thường. Do đó, việc bắt buộc các chủ thể khác phải sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp thông thường tạo nên sự bất bình đẳng, vi phạm các nguyên tắc về bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, xung đột với Luật Công chứng.

Vì theo Luật công chứng, hoạt động công chứng là việc công chứng nhận tính xác thực hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự.

Như vậy, với loại hợp đồng mua bán, chuyển đổi bất động sản khi thực hiện công chứng hợp đồng, công chứng viên có nghĩa vụ đánh giá tính pháp lý của tài sản giao dịch bao gồm đánh giá tình trạng pháp lý lý dự án, điều kiện để đưa bất động sản vào giao dịch.

Nếu không đủ điều kiện giao dịch phải từ chối công chứng.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị - Ảnh: GIA HÂN

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị - Ảnh: GIA HÂN

Qua sàn không làm tăng giá bán?

Đưa ý kiến tranh luận, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nêu rõ nhiều đại biểu nói không nên quy định giao dịch qua sàn mà chỉ cần qua công chứng nhưng ông không đồng ý. Bởi bất động sản là hàng hóa quen thuộc nhưng khi đưa vào giao dịch là hàng hóa rất đặc biệt.

"Ngay các đại biểu trong hội trường này, tôi xin hỏi bao nhiêu đại biểu tự đi mua bán bất động sản, nhà mà không cần nhờ đến người thứ 3, quen biết, thông thạo. Sẽ không biết được bán ở đâu, thủ tục sao, khả năng pháp lý của bất động sản thế nào", ông Cường nêu.

Ông chỉ rõ thị trường bất động sản có 3 bộ phận cấu thành thành gồm người mua, người bán và môi giới.

Ông nêu rõ dù không quy định qua môi giới nhưng trên thực tế người dân đi giao dịch vẫn tìm đến trung gian là người môi giới, vấn đề là tìm được người chuyên nghiệp.

Trên thế giới, những nước có thị trường hoàn chỉnh, môi giới là nghề chuyên nghiệp, quy định rất khắt khe, trách nhiệm rất lớn.

Khi giao dịch bất động sản, người môi giới phải kiểm tra, đảm bảo tính pháp lý, nếu như rủi ro pháp lý người môi giới phải chịu trách nhiệm, kiểm tra về mặt giá cả thị trường. Nếu không phù hợp với giá thị trường mà hai người mua bán khai giá san, sàn giao dịch phải phát hiện.

"Hợp đồng khi qua sàn giao dịch thì cơ quan môi giới phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hợp đồng. Vậy người mua bán đã qua sàn rồi yên tâm không lo rủi ro, không chạy đi chạy lại, sàn rất chuyên nghiệp.

Sàn chỉ được phép nhận tiền môi giới, không được nhận bất kỳ tiền chênh lệch về mua bán. Không được tham gia, quy định rất chặt",ông Cường nêu.

Ông cho rằng khi người dân thông qua sàn chức năng còn tốt hơn văn phòng công chứng hiện nay.

Bởi văn phòng công chứng chỉ kiểm tra được hợp đồng có hợp pháp không, giấy tờ có đủ không, còn không kiểm tra được yếu tố khác đảm bảo tư vấn cho người mua và bán như sàn.

"Luật này phải tập trung quy định rất chặt chẽ về môi giới, hoạt động môi giới qua sàn phải là sàn chuyên nghiệp có khả năng trợ giúp người mua bán, cánh tay nối dài của nhà nước nắm được thông tin thị trường", ông Cường nói thêm.

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nêu việc quy định các giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản là nhằm thể chế hóa chủ trương tại Nghị quyết 18….

Đồng thời để đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố ở Việt Nam.

Quy định này còn để tăng cường kiểm soát, công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi người dân trong giao dịch bất động sản nhưng không làm ảnh hưởng đến quyền tự do trong hoạt động, phương thức giao dịch bất động sản của người dân.

Bộ trưởng khẳng định, quy định giao dịch qua sàn không gia tăng chi phí bất hợp lý cho chủ đầu tư hay làm tăng giá bán.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chỉ cách tránh lừa đảo trong giao dịch bất động sảnBộ trưởng Hồ Đức Phớc chỉ cách tránh lừa đảo trong giao dịch bất động sản

Cần có quy định năng lực tài chính của chủ đầu tư khi được cấp phép các dự án bất động sản nhằm tránh tình trạng lừa đảo trong các giao dịch, thiệt hại cho người dân.


Xem thêm: mth.28761727132603202-3-uht-iougn-ned-ohn-nac-gnohk-am-nas-gnod-tab-nab-aum-id-ut-ueib-iad-ueihn-oab-oc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Có bao nhiêu đại biểu tự đi mua, bán bất động sản mà không cần nhờ đến người thứ 3?'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools